Tiếng đàn của Thạch Sanh
Trong các tác phẩm nghệ thuật, chi tiếng tiếng đàn thần kì không có gì quá mới mẻ hay kì lạ. Bởi chúng được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, em vẫn ấn tượng nhất với chi tiết tiếng đàn thần trong câu chuyện Thạch Sanh. Tiếng đàn thần ấy không được miêu tả kĩ lưỡng, hoa mĩ về những âm luật, những thanh âm. Mà tập trung khắc họa về tác dụng, thần tích mà tiếng đàn ấy đem lại. Chỉ một tiếng đàn ấy thôi, mà căn bệnh kì lạ của công chúa được chưa khỏi. Dù trước đó biết bao danh y trong cả nước đã ra sức nghiên cứu nhưng bó tay chịu thua. Chỉ một tiếng đàn ấy thôi, mà hàng ngàn quân lính các nước chư hầu dừng tay, chẳng chiến đấu nữa. Trận đánh tưởng chừng như sẽ tạo ra cả biển máu, lại ngừng lại nhanh chóng, chẳng có ai phải hi sinh. Chẳng phải quá tuyệt vời hay sao? Tiếng đàn thần ấy đã làm nên quá nhiều điều kì diệu, đem đến hạnh phúc cho biết bao người. Đó chẳng phải chân lý mà nghệ thuật đích thực bao đời nay vẫn theo đuổi hay sao? Thế nên, chẳng có gì lạ, khi chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một trong những chi tiết kì ảo được yêu thích nhất.
Niêu cơm thần
Gấp lại truyện Thạch Sanh, chi tiết gây cho em nhiều ấn tượng nhất là chi tiêt Niêu cơm thần. Đây là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Niêu cơm thần của Thạch Sanh phi thường, ăn hết lại đầy thể hiện ước mơ về một cuộc sống no ấm, đủ đầy, hạnh phúc.Chi tiết thể hiện lý tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta thông qua việc thiết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Niêu cơm thần góp phần thể hiện tấm lòng nhân hậu, tinh thần nghĩa khí, hào hiệp của nhân vật Thạch Sanh. Chi tiết nghệ thuật hấp dẫn đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.