Từ xưa đến nay, tình cảm gia đình vẫn luôn là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đặc biệt là tình phụ nữ. Trong bài thơ “ Nói với con”, nhà thơ Y Phương đã mượn lời của người cha để nói về để nhắc nhở con về cội nguồn của mình. Từ đó cũng gợi ra trách nhiệm cũng như lối sống của con.
Ngay từ những câu thơ đầu, nhà thơ đã tạo nên một không khí gia đình đầm ấm vui vẻ có mẹ có cha và có con:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Mỗi bước chân của người con đều được cha mẹ nâng đỡ dìu dắt tận tình. Dù là đi sang bên trái hay là bên phải thì đều luôn có cha mẹ đứng đó, sẵn sàng dang rộng vòng tay để đón con vào lòng. Có lẽ chính vì vậy mà con được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ được cha mẹ chở che vỗ về. Câu thơ đã gợi được ra không khí gia đình tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Từ gia đình, người cha nói với con về quê hương và những người xung quanh con:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.
Người cha gọi những người cùng quê hương là người đồng mình- đây là cách nói vô cùng thân thương thể hiện được sự thân mật gắn bó giữa những con người với nhau. Nói về người đồng mình, người cha muốn nói với con rằng con không chỉ được sống trong tình yêu thương gia đình mà còn được lớn lên trong cuộc sống lao động của thiên nhiên quê hương với những con người gắn bó thân thiết, nghĩa tình thủy chung.
Không chỉ gợi cho con nhớ về cội nguồn, người cha còn muốn nói cho con về những đức tính, phẩm chất cao đẹp của người đồng mình:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”
Hình ảnh người đồng mình hiện lên thật đẹp qua những từ “ cao, xa, lớn” thể hiện một cuộc đời phóng khoáng. Cho dù cuộc sống của họ có khó khăn đến nhường nào thì họ vẫn luôn có trong mình một ý chí bền bỉ sẵn sàng vươn lên. Tuy họ mộc mạc nhưng lại rất ngay thẳng và yêu lao động. Họ đã tự mình dựng xây quê hương, tự “ đục đá kê cao quê hương” để rồi tạo ra một quê hương với biết bao phong tục tập quán truyền thống văn hóa đáng quý đáng trân trọng. Nói với con những điều này, người cha không chỉ muốn con biết mà còn muốn con sống gắn bó với quê hương mình,biết yêu và tự hào về quê hương, dựng xây quê hương ngày một tốt đẹp lên. Chính nhờ những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình mà cha đã khuyên con, căn dặn con phải biết:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Con cần phải học tập được đức tính tốt đẹp cũng như phẩm chất của người đồng mình. Phải biết vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà vươn lên, có ý chí nghị lực kiên cường để vượt qua mọi gian khổ. Đó là điều mà cha mong con có được bởi con là người của quê hương mình nên con phải có được những đức tính đó khi ra ngoài xã hội. Có như vậy thì con mới có thể tồn tại và phát triển được khi ra ngoài thế giới rộng lớn.
Như vậy, qua những lời người cha nói với con ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Cha mong muốn con luôn biết nhớ về gia đình quê hương để làm động lực đồng thời phải có được những phẩm chất tốt đẹp khi bước vào cuộc đờ