Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhờ đó là nét đẹp truyển thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 3 (5,0 diểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhờ đó là nét đẹp truyển
thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị
luận ngắn.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.548
6
3
Hà Tiến
09/03/2022 09:36:25
+5đ tặng

a dao, tục ngữ chính là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, ẩn chứa trong mỗi câu tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
4
Bùi Khắc Trí
09/03/2022 09:37:37
+4đ tặng

Cha ông ta luôn đưa ra những bài học đạo lí tốt đẹp để răn dạy con cháu. Một trong số đó chính là lời nhắc nhở Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu tục ngữ đã gợi ra cho mỗi người nhiều suy nghĩ.

Ở đây, ta hiểu, ăn quả là chỉ người được hưởng thụ trái thơm, quả ngọt khi cây ra quả và chín. Còn trồng cây là người đã cày xới, vun trồng để cái cây đó lớn, phát triển. Vậy thì ăn quả có liên quan gì tới việc trồng cây? Ăn quả chính là ẩn dụ cho những người được hưởng thụ thành quả. Trồng cây là những người làm nên thành quả với bao khó nhọc để chúng ta được hưởng thụ và sống trong đủ đầy, may mắn.

Cần phải có thái độ ăn quả nhớ kẻ trồng cây vì ta chỉ là những người được hưởng thụ. Ta không cần khó nhọc ngày ngày để chăm bón, để vun trồng cái cây một cách mệt nhọc mà vẫn được hưởng thụ thành quả. Đồng thời, biết nhớ ơn người đã giúp đỡ, đã tạo dựng cho mình cuộc sống tốt đẹp cũng là thái độ sống đúng đắn, tích cực. Còn nếu cứ vô ơn, bạc bẽo thì ta quả là kẻ đáng trách, đáng lên án. Nhớ người trồng cây để từ đó chúng ta cũng không chỉ là người ăn quả nữa mà còn trồng cây, còn tạo dựng nên những giá trị sống ý nghĩa, tích cực để giúp đỡ những người xung quanh mình.

CHúng ta có thể bắt gặp nhiều hành động, việc làm minh chứng cho ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta có những ngày như Thương binh liệt sĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà giáo Việt Nam… Tất cả những ngày lễ hiến chương đều góp phần khẳng định, tô điểm vẻ đẹp của đạo lí truyền thống và minh chứng tinh thần, tài hoa, khí phách của dân tộc VIệt Nam. Nhà nước ta với những sự ghi nhận công lao dành cho các chiến sĩ bộ đội, thương binh, bệnh binh cũng đều là sự thể hiện cao đẹp của lòng biết ơn, của thái độ sống ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nó có trong từng hành động, từng việc làm và suy nghĩ của ta.

Chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ truyền thống đạo lí cao đẹp này. Đồng thời, ta cần lên án mọi hành vi đi ngược lại chân giá trị cũng như không minh chứng được thái độ trân trọng giá trị truyền thống. Mỗi người đều cần phải phát huy truyền thống đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây để phát triển bản thân mình cũng như xã hội.  

Bùi Khắc Trí
chấm điểm nha
1
1
Thi Nguyễn
20/03/2022 09:51:08
Nhớ ơn tổ tiên đã trở thành tình cảm thiêng liêng ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam Kho tàng văn học  dân gian cũng vì thế mà có nhiều câu tục ngữ nhắc đến truyền thống vô cùng tốt đẹp ngày câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây cũng nằm trong số đó Ăn quả nhớ kẻ trồng cây cho hết nhất chúng ta mỗi khi nâng niu trên tay những hoa thơm trái ngọt cần nhớ đến những người trồng cây cho quán Nhớ Đến Người Trồng Cây Lại Nhớ Đến Người gieo hạt chăm chút cùng sói và hái hoa trái cho mình nhưng bên cạnh đó câu tục ngữ của mỗi chuyện trồng cây ăn trái để nhắc nhở chúng ta phải nhớ ơn công lao của những người đi trước mỗi khi được hưởng thụ những điều tốt đẹp anh quá cũng có nghĩa là được hưởng thụ Những thành quả và người trồng cây là những người đã tạo ra những thành quả ấy vậy Tại sao chúng ta cần phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây gì để có hoa thơm trái ngọt người trồng cây đã phải trải qua bao nhiêu vất vả mệt nhọc này con gieo trồng này công vụn xới này con cho em bệnh tránh mưa tránh gió này con hái chỉ giữ gìn đã có bao giọt mồ hôi rơi xuống đã có bao lo lắng Đợi Chờ và vì vậy chúng ta cần nhớ đến những người trồng cây với tất cả sự biết ơn tương tự như vậy khi hướng dẫn thành tự do người khác mang lại ta cần nhớ đến họ với họ đã mất bao nhiêu công sức để làm ra những thành tựu đó cha mẹ đã một nắng hai sương và biết bao để làm ra mua về hạt gạo mỗi con cá người công nhân cần cù chăm chỉ biết mới để làm ra những mảng và những bộ áo quần cô lao công cũng đã cực nhục lao lực để có được con đường sạch sẽ thoáng Đảng chúng ta cần thể hiện đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây như thế nào trước hết ta cần có lòng biết ơn thức sự đến những người đã làm ra những thành quả tốt đẹp cho ta được hướng thân thế cần biết trân trọng những thành quả quý giá ấy khi tới cơm cần giới vừa đủ không bỏ cơm ca lãng phí và đặc biệt ta cần thể hiện lòng biết ơn và những hành động cụ thể biết ngoan ngoãn lễ phép nghe lời và biết giúp đỡ cha mẹ trong khả năng của mình là cách tốt nhất thể hiện lòng biết ơn của phận làm con với những người lao động trong xã hội chúng ta cần trân trọng và lễ phép đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc mỗi chúng ta những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy. Mik ghi một mạch luôn nên ko có dấu bn tự thêm vào nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư