Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

M Bạn hãy sưu tầm ( qua mạng IN ter Nét, các phương tiên thông tin đại chúng )

Môn GDCD LỚP 7
Bạn hãy sưu tầm ( qua mạng IN ter Nét , các phương tiên thông tin đại chúng ) , để tìm hiểu 2 tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam , giới thiệu về nguồn gốc của 2 tín ngưỡng và tôn giáo đó
*Gợi ý : Có thể là Đạo thiên chúa giáo , đạo Tin lành
-Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên , thờ cúng các lực lượng tự nhiên
* Tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo .
2 trả lời
Hỏi chi tiết
106
1
0
Bùi Khắc Trí
09/03/2022 15:09:30
+5đ tặng

Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo.

Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc. Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế. Phật giáo Nam Tông truyền vào phía nam của Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ-me. Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 04 Học viện Phật giáo, 09 lớp Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp...

Công giáo: Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam. Từ năm 1533 đến năm 1614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam. Từ năm 1615 đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma-cao (Macau, Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng Ngoài (bắc sông Gianh). Hiện nay, Công giáo có khoảng 6,5 triệu tín đồ; 42 Giám mục, khoảng 4.000 linh mục, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 17.000 tu sỹ; có 26 giáo phận, 07 Đại Chủng viện.

Tin Lành: Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance-CMA) truyền vào. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam. Hiện đạo Tin Lành có khoảng 1,5 triệu tín đồ thuộc 10 tổ chức, hệ phái; khoảng 3.000 chức sắc; gần 400 cơ sở thờ tự; 01 Viện Thánh kinh thần học và 01 trường Kinh thánh.

Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI. Có hai khối người Chăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, Bình Thuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam. Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng trên 80.000 tín đồ, 89 cơ sở thờ tự, 1.062 chức sắc, chức việc, 07 tổ chức Hồi giáo được Nhà nước công nhận.

Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa. Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10 năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén-Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao đài. Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ thuộc 10 hệ phái, 01 pháp môn tu hành, trên 10.000 chức sắc, hơn 1.200 cơ sở thờ tự hoạt động ở 37 tỉnh, thành phố.

Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang. Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, trong đó có 2.528 chức việc, 94 chùa ở 20 tỉnh, thành phố.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Dương
09/03/2022 15:18:20
+4đ tặng

Trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo thường đề cập tới Giáo hội Công giáo. Nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì cụm từ Thiên Chúa giáo có thể đề cập đến tất cả các tôn giáo độc thần (monotheismus), khi đó cách gọi Thiên Chúa đề cập tới đấng tối cao và duy nhất. Từng tôn giáo đó có quan điểm và cả cách gọi khác nhau về Thiên Chúa hay Thượng Đế, ví dụ như trong số các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham có:

  • Ki-tô giáo (hay Cơ Đốc giáo): gồm các nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cổ Đông phương, Kháng Cách và Anh giáo đều thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
  • Do Thái giáo: thờ Thiên Chúa mang danh hiệu là יהוה YHWH.
  • Hồi giáo: thờ Thượng Đế được gọi là Allah.
  • Bahá'í giáo: Thờ Thượng Đế và tin rằng các tôn giáo lớn trên thế giới đều có nguồn gốc thiêng liêng chung, và tất cả đều do Thượng đế mặc khải ở những thời đại khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng tiến hóa của loài người. Vì vậy, sứ giả của Thượng đế như Moses, Chúa Giê-xu và Muhammad đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội, nó còn đem lại cơ tin nhắn cùng.
  • Đạo Cao Đài: thành lập năm 1926, là một tôn giáo mới, dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn, gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Thần Đạo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo. Thậm chí tôn giáo này còn thờ phụng một số nhà chính trị, nhà văn cận đại mà họ gọi là "Tam thánh đứng đầu Bạch Vân Động".

Bên cạnh đó còn có các tôn giáo khác cũng thờ Thượng Đế:

  • Sikh giáo: Xuất phát ở Ấn Độ, tổng hợp từ Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Tại Việt Nam, từ Thiên Chúa giáo thường được dùng để gọi Công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17 (dù rằng việc thờ Ông Trời theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam về phương diện nào đó có thể coi là thờ Thiên Chúa). Đây cũng là tôn giáo đầu tiên và chủ yếu dùng thuật từ Thiên Chúa để đề cập đến thần linh tối cao và duy nhất, theo thuật từ trong tiếng Hán: 天主 (pinyin: Tiānzhǔ, âm Hán Việt: Thiên Chủ, âm Hán Nôm-hóa: Thiên Chúa) do các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Trung Hoa sử dụng từ thế kỷ 16.[1] Các (hệ phái) tôn giáo khác tại Việt Nam ít dùng từ Thiên Chúa mà thường dùng từ Đức Chúa Trời, hoặc Thượng Đế. Tiếng Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn gọi Công giáo là Thiên Chúa giáo. Còn trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo gần đây được mở rộng ra cho cả Kitô giáo, và các tôn giáo độc thần nói chung.
 

Phật giáo (tiếng Hán: 佛教 - tiếng Phạn: बुद्ध धर्म - IAST: bauddh dharm) hay đạo Bụt là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Siddhārtha Gautama) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm.

Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Bụt, Phật hay Đức Phật hoặc người giác ngộ, người tỉnh thức. Theo nhiều các tài liệu kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học và khảo cổ chứng minh rằng, ông đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc Ấn Độ ngày nay từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 5 TCN. Sau việc Đức Phật nhập niết-bàn (nibbāna) được khoảng hơn 100 năm khi Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, với nhiều sự khác biệt, mặc dù cùng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy của Đức Phật. Ngày nay có tồn tại ba truyền thống Phật giáo chính ở trên thế giới.

  • Phật giáo Nam truyền (Nam tông): truyền thống Phật giáo được truyền từ Nam Ấn đến Sri Lanka, theo đường biển truyền đến Đông Nam Á. Đại biểu lớn nhất cho truyền thống này là Thượng tọa bộ, với hệ kinh điển Pali được coi là bảo tồn gần nhất với triết lý nguyên thủy của Phật giáo.
  • Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông): truyền thống Phật giáo được truyền từ Bắc Ấn đến Trung Á, theo Con đường tơ lụa truyền đến Trung Quốc, lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Truyền thống này lấy tư tưởng Đại thừa làm chủ đạo, nên nó còn gọi là Phật giáo Đại thừa, với hệ kinh điển Sankrit - Hán ngữ đồ sộ, phong phú.
  • Phật giáo Mật truyền (Mật tông): cũng được truyền qua Trung Á, qua Con đường tơ lụa đến Tây Tạng, sau đó lan sang Mông Cổ, Nepal và Bhutan. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Chân ngôn, tiêu biểu là hệ phái Kim cương thừa, sử dụng hệ kinh điển Tạng ngữ là chính.

Phật giáo Nam tông thì phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia). Phật giáo Bắc tông thì phát triển mạnh ở Đông Bắc Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông,... Còn Phật giáo Mật tông thì phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ, Nepal và Bhutan. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Phật giáo được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ Quy y Tam bảo) vào khoảng 350 triệu đến 750 triệu người, số người chưa chính thức theo Phật giáo nhưng có niềm tin vào Phật giáo còn đông hơn con số đó rất nhiều. Chẳng hạn như Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân thì hầu hết dân số tin ít nhiều vào Phật giáo, dù trên giấy tờ tùy thân thì họ lại không được xác định là tín đồ Phật giáo.

Phật giáo sơ khởi là duy lý và có tính vô thần, hướng con người đến nhận thức chân lý, hay còn gọi là tỉnh thức, giác ngộ[1][2]. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha, Bud là giác (biết, nhận thức), dha là người[3] - nghĩa là người hiểu biết. Đức Phật là một vị nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (625 - 545 TCN) và theo Phật giáo Nam tông thì ông đã dùng 45 năm cuộc đời (còn theo Phật giáo Bắc tông là 49 năm cuộc đời) để đi khắp miền bắc Ấn Độ để truyền bá triết lý. Mặc dù vậy, theo ý niệm nguyên thủy của Phật giáo, Phật là một con người đã giác ngộ nghĩa là đã đạt được sự nhận thức đúng đắn về bản ngã và thế giới xung quanh nên đã được giải thoát. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh do đó được giải thoát. Khi đã vượt qua sự vô minh, con người giác ngộ trở thành Phật và được giải thoát[4]. Phật giáo không theo chủ nghĩa duy vật, cũng không theo chủ nghĩa duy tâm và khuôn mẫu các quan điểm chủ quan khác.[5][6][7][8][9]

Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài thuyết giảng và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập. Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao. Phương Tây dịch giác ngộ thành khai sáng (enlightenment) vì trong triết học phương Tây, khai sáng là tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn thế giới, tương đương như giác ngộ trong Phật giáo. Cũng như Nho giáo, Lão giáo và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo