LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

“(1) Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

(2) Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

(3) Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

(4) Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

(5) Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

(6) Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”

 

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông) 

Câu 1. Phương án nào nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả? 

A. Có nhan đề, dòng thơ, khổ thơ

B. Có vần thơ và nhịp điệu 

C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc 

D. Có chi tiết và biện pháp tu từ 

Câu 2. Bài thơ trên sử dụng ngôi kể số mấy?

A. Ngôi kể số 1

B. Ngôi kể số 2

C. Ngôi kể số 3

D. Cả A và C đều đúng 

Câu 3. Đoạn thơ nào sau đây thể hiện rõ yếu tố miêu tả?

A. Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

B. Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”
C. Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”

Câu 4. Khổ thơ thứ (5) sử dụng biện pháp tu từ gì? 

A. Nhân hóa

B. So sánh 

C. Ẩn dụ 

D. Hoán dụ 

Câu 5. Điểm giống nhau giữa các từ “trầm ngâm” và “thì thầm” là

A. Đều là các tính từ

B. Đều là các từ láy 

C. Đều là các từ ghép

D. Đều là các từ mượn

Câu 6. Câu “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé - Để con đi!” có mục đích gì?

A. Kể                                       B. Bộc lộ cảm xúc

C. Cầu khiến                           D. Hỏi

Câu 7. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con, ta thấy được điều gì?

A. Ước vọng muốn đi thuyền của người con

B. Tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con 

C. Tình yêu thương gia đình và yêu thiên nhiên của hai cha con 

D. Ước mong con lớn khôn, trưởng thành của người cha 

Câu 8. Theo em, hình ảnh cánh buồm trong bài thơ là biểu tượng cho điều gì?

A. Sự hồn nhiên, ngây thơ của em bé

B. Chuyến ra khơi của bà con làng chài

C. Những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo

D. Khát vọng khám phá thế giới rộng lớn 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
461
1
0
Boy hai mái
10/03/2022 13:08:46
+5đ tặng
Câu 1 B
Câu 2c
CÂu 3 a
Câu 4a
Câu b
Câu 6d
Câu7 a
 Câu 8 a

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư