LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về khu di tích đền Đào Duy Từ

Thuyết minh về khu di tích đền Đào Duy Từ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.008
5
4
Phonggg
10/03/2022 16:39:45
+5đ tặng

   Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa (tức huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngày nay). Vốn là người tinh thông sử sách, lý số và binh pháp, nhưng do bị kìm hãm dưới Triều Lê-Trịnh, không cho ông thi vào hạng Cổng Cử (tức Cử nhân) vì xuất thân từ gia đình kép hát (xướng ca vô loài), nên ông uất chí bỏ vào Đàng Trong lập nghiệp. Đó là vào năm 1625, khi đó Đào Duy Từ đã 53 tuổi.

      Khi mới vào Nam, do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông phải ẩn thân đi ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long ở xã Bồ Đề  (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định).Vì mến tài của Đào Duy Từ, quan Khám lý Trần Đức Hòa đã gả con gái cho đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (quan Khám lý Trần Đức Hòa (còn gọi là Cống Quận công) người cùng xã và cũng là anh em kết nghĩa với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (còn gọi là Thụy Quận Công). Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nội tán, xem như người tâm phúc. Do được trọng dụng, ông đã hết lòng tận tụy giúp chúa Nguyễn về tổ chức quân sự, chính trị, văn hóa và đã đương đầu thành công với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và được chúa Sãi ví như Ngọa Long Gia Cát (Khổng Minh) của mình.

      Sinh thời, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ và là ông tổ của nghệ thuật hát tuồng, nổi tiếng với hai ngâm khúc là "Ngọa Long cương văn" và "Tư Dung vãn".

      Ông đồng thời là tác giả bộ sách quân sự đặc biệt "Hổ trướng khu cơ", được xem là một trong hai bộ sách về nghệ thuật quân sự (tác phẩm kia là "Binh thư yếu lược") của người Việt Nam.

      Ông mất năm Giáp Tuất (1634), thọ 62 tuổi. Sau khi mất, được Chúa Sãi phong tặng “ Hiệp niên đồng đức công thần, Đặc tiến kim tứ Vinh lộc đại phu” cho thờ ở Thái Miếu. Đến triều Minh Mạng, Đào Duy Từ được truy phong tước” Đại học sỹ -Thái Sư Hoằng Quốc công” và cho lập đền thờ tại nơi ở của ông - nay là thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đền thờ ngày nay vẫn giữ được khuôn viên của nó và vẫn được dòng họ và nhân đân địa phương thờ tự và gìn giữ. Ngày 15/10/1994, khu Đền thờ Đào Duy Từ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

Ảnh: Bên trong đền - Tại Lễ kỷ niệm 440 năm ngày sinh DNVH Đào Duy Từ

 

Ảnh: Phía trước đền - Tại Lễ kỷ niệm 440 năm ngày sinh DNVH Đào Duy Từ

      Nếu cần chi tiết hơn về cuộc đời Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ thì mời các bạn tham khảo qua cuốn sách"Quân sư Đào Duy Từ" của NXB Kim Đồng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư