Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo dục Công dân - Lớp 8
11/03/2022 10:48:20

Chỉ ra một số hành vi vi phạp pháp luật mà em biết?

Chỉ ra một số hành vi vi phạp pháp luật mà em biết?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
130
1
0
Đế Vương
11/03/2022 10:49:06
+5đ tặng

Một số trường hợp vi phạm pháp luật mà em chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng là:

  • Đi xe máy lạng lách, vượt đèn đỏ
  • Giết người cướp của
  • Cô giáo đánh đập trẻ em dã man
  • Cắt trộm cáp quang
  • Đập phá các công trình phúc lợi của nhà nước....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hà Tiến
11/03/2022 10:49:14
+4đ tặng
  • Vi phạm pháp luật hình sự

Ví dụ: Giết người cướp tài sản

  • Vi phạm pháp luật dân sự

Ví dụ: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà

  • Vi phạm pháp luật hành chính

Ví dụ: Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe

  • Vi phạm kỉ luật

Ví dụ: Sử dụng tài liệu trái quy định trong giờ kiểm tra

Câu 3.
 

Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:

- Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma túy.

- Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.

- Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…

- Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.

* Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:

- Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.

- Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thủy đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

- Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.

- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

* Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:

0
0
đặng ngọc
11/03/2022 10:53:10
+2đ tặng
 I. Định nghĩa.
 
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 
  II. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
 
    1. Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Mác đã từng nói: ngoài hành vi của tôi ra, tôi khòng tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tượng của nó. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
 
Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (ví dụ: đi xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông) hoặc bằng không hành động (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế).
 
    2. Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
 
      a. Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Ví dụ: đi xe máy vào đường ngược chiều…
 
      b. Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ…
 
      c. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: trưởng thôn bán đất công cho một số cá nhân nhất định…
 
    3. Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
 
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
 
Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận.
 
    4. Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.
 
Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.
 
    5. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.
 
  III. Cấu thành của vi phạm pháp luật.
 
Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.
 
Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
 
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Công dân mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo