Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu những biểu hiện, nguyên nhân - hậu quả và các ứng phó của tình trạng Bạo Lực Học Đường

Hãy nêu những biểu hiện, nguyên nhân - hậu quả và các ứng phó của tình trạng Bạo Lực Học Đường.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
60
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Biểu hiện của Bạo Lực Học Đường
1. **Thể chất**: Đánh đập, đá, đấm, tát, kéo tóc, xô đẩy, gây thương tích.
2. **Tâm lý**: Lăng mạ, chửi bới, đe dọa, bắt nạt, cô lập, bôi nhọ danh dự.
3. **Tình dục**: Quấy rối tình dục, ép buộc quan hệ tình dục, phát tán hình ảnh nhạy cảm.
4. **Mạng xã hội**: Bắt nạt qua mạng, phát tán tin đồn, đăng tải hình ảnh/video nhạy cảm.

### Nguyên nhân của Bạo Lực Học Đường
1. **Gia đình**: Môi trường gia đình thiếu sự quan tâm, bạo lực gia đình, giáo dục không đúng cách.
2. **Nhà trường**: Thiếu sự giám sát, quản lý lỏng lẻo, không có biện pháp xử lý kịp thời.
3. **Xã hội**: Ảnh hưởng từ phim ảnh, trò chơi bạo lực, mạng xã hội.
4. **Cá nhân**: Thiếu kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, tâm lý bất ổn, tự ti, muốn khẳng định bản thân.

### Hậu quả của Bạo Lực Học Đường
1. **Đối với nạn nhân**:
- **Thể chất**: Chấn thương, đau đớn, thậm chí tử vong.
- **Tâm lý**: Sợ hãi, lo âu, trầm cảm, tự ti, tự tử.
- **Học tập**: Học lực giảm sút, bỏ học.
2. **Đối với người gây bạo lực**:
- **Pháp lý**: Bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố hình sự.
- **Tâm lý**: Phát triển tính cách bạo lực, khó hòa nhập xã hội.
- **Học tập**: Bị đình chỉ học, ảnh hưởng đến tương lai.
3. **Đối với nhà trường và xã hội**:
- **Uy tín**: Giảm uy tín của nhà trường.
- **Môi trường**: Tạo ra môi trường học tập không an toàn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
- **Xã hội**: Gia tăng tội phạm, mất trật tự an ninh.

### Các biện pháp ứng phó với Bạo Lực Học Đường
1. **Gia đình**:
- Tăng cường sự quan tâm, giáo dục con cái về tình yêu thương, tôn trọng người khác.
- Theo dõi, giám sát hành vi của con cái, kịp thời can thiệp khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
2. **Nhà trường**:
- Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện.
- Tổ chức các buổi giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết xung đột.
- Thiết lập hệ thống báo cáo, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực.
3. **Xã hội**:
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bạo lực học đường.
- Kiểm soát nội dung phim ảnh, trò chơi bạo lực.
- Hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân và người gây bạo lực.
4. **Cá nhân**:
- Học cách tự bảo vệ bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột một cách hòa bình.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mối quan hệ tích cực với bạn bè.

### Kết luận
Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng cần sự quan tâm và hành động từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân học sinh. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, chúng ta mới có thể giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này, tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho tất cả học sinh.
1
0
Hươngg Hươngg
20/06 14:58:02
+5đ tặng

 Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cô lập, xua đuổi, cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần.

- Nguyên nhân của bạo lực học đường:

+ Nguyên nhân khách quan: Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực; Thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,...

+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lý lứa tuổi; sự thiếu hụt kĩ năng sống,...

- Tác hại của bạo lực học đường:

+ Gây ra những tổn thương về cơ thể sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân;

+ Ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngoc Trinh
20/06 14:58:54
+4đ tặng
Lỏd Văn Zou
Thiếu cách ứng phó nhe bn:))
2
1
Nguyễn Tuấn Anh
20/06 15:30:20
+3đ tặng

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường được hiểu là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn và bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT), trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Những số liệu đó là hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

* Các hình thức bạo lực học đường

Có nhiều hình thức bạo lực học đường xảy ra ở các nhóm đối tượng học sinh khác nhau, một số loại bạo lực học đường thường xảy ra như: Bạo lực về thể chất là hành vi dễ nhận thấy như đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau. Bạo lực bằng lời nói là việc sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Ngoài ra, còn có bạo lực tâm lý, bạo lực xã hội, bạo lực điện tử…

* Hậu quả của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn về tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua.

Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.

Ngoài ra còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập: Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến việc kết quả học tập sa sút. Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường (đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học), nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật.

Các biện pháp phòng chống bạo lực học đường

Đối với học sinh:

Học sinh nên tích cực rèn luyện kĩ năng sống, học cách kiềm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào tình nguyện do nhà trường tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trường lớp. Học sinh cũng cần phải nhận thức rõ các hành vi bạo lực, tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra phải kịp thời thông báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để can thiệp và xử lý kịp thời.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục nên thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực và có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân. Tăng cường các hoạt động truyền thông, phối hợp với gia đình và cơ quan, đoàn thể để phòng tránh bạo lực học đường.

Đối với giáo viên:

Giáo viên cần chủ động quan tâm, theo dõi tình hình của các em học sinh trong lớp. Phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh. Đồng thời, có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tăng cường tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường, tạo môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh.

Đối với gia đình học sinh:

Bố mẹ cần tạo ra môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

2
0
Thanh Lâm
03/07 16:36:42
Biện pháp phòng chống vấn đề bạo lực học đường với học sinh

Mỗi học sinh nên tích cực rèn luyện kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống cho bản thân. Các em nên học cách kiềm chế cảm xúc, hòa đồng với bạn bè, ngoan ngoãn và lễ phép với người lớn. Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động tình nguyện do lớp học và nhà trường tổ chức, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của lớp và trường. 

Học sinh cần nhận thức rõ hành vi bạo lực về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, tránh xa và nói không với bạo lực đường. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra, học sinh cần phải kịp thời thông báo cho gia đình, thầy cô giáo, nhà trường hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp, xử lý. 

Lỏd Văn Zou
Sớm quá ạ :)))
Thanh Lâm
tìm giáo dục công dân để làm mà khó quá:))

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo