Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
MÔN LỊCH SỬ 6
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo:
A. Bà Triệu. B. Hai Bà Trưng.
C. Lý Bí. D. Mai Thúc Loan.
Câu 2: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
A. Lật đổ ách cai trị của người Hán, giành được độc lập, tự chủ.
B. Quân Tô Định phải rút chạy về nước.
C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
D. Đánh tan quân của Mã Viện.
Câu 3: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
A. Tô Định bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân oán hận.
B. Nhà Ngô đặt nhiều thứ thuế, bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của nước ta về Trung Quốc.
C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị, khiến người Việt càng thêm khốn khổ.
D. Bất bình với chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
Câu 4: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm:
A. Năm 246. B. Năm 247.
C. Năm 248. D. Năm 249.
Câu 5: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
A. Khởi nghĩa lan rộng, làm cho toàn thể Giao Châu chấn động.
B. Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
C. Bà Triệu xưng vương.
D. Quân Ngô tháo chạy về nước.
Câu 6: Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương:
A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. B. Huyện Mê Linh, Hà Nội.
C. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội. D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Câu 7: Năm 713, Mai Thúc Loan cho xây thành:
A. Tống Bình. C. Đại La.
C. Long Biên. D. Vạn An.
Câu 8: Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là:
A. Mai Hắc Đế. B. Tiền Ngô Vương.
C. Dạ Trạch Vương. D. Hoài Vũ Vương.
Câu 9: Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông”:
A. Phùng Hưng. B. Ngô Quyền.
C. Mai Thúc Loan. D. Bà Triệu.
Câu 10: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là:
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.
B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
Câu 11: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
A. Hoàng đế. B. Thiên tử.
C. Hùng Vương (vua Hùng). D. Lạc tướng.
Câu 12: Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.
Câu 13: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào:
A. Ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
B. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
C. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
D. Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Câu 14: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang
A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
C. Nhu cầu chống ngoại xâm.
D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
Câu 15: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:
A. Hùng Vương. B. Thục phán.
C. Mai Thúc Loan. D. Ngô Quyền.
Câu 16: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 17: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Câu 18: Ý nghĩa về tên nước Âu Lạc là:
A. Tên Âu Lạc hay hơn tên Văn Lang.
B. Kết hợp từ chữ Lạc Long Quân - Âu Cơ.
C. Do thần thánh sáng tạo ra.
D. Người Tây Âu và Lạc Việt
Câu 19: Vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại:
A. Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ).
B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
C. Khu di tích Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).
Câu 20: Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:
A. Hà Nội. B. Bắc Ninh.
C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.
Câu 21: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về chính trị đối với người Việt như thế nào?
A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt bằng luật lệ hà khắc của họ.
B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.
C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.
D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức.
Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:
A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).
C.Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 23: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:
A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.
C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
D.Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
Câu 24: Từ đầu Công nguyên, các triều đại phong kiến phương Bắc mở trường dạy chữ Hán tại các:
A.Quận. B. Châu.
C. Huyện. D. Làng, xã.
Câu 25: Tư tưởng, tôn giáo được truyền bá ngày càng nhiều vào nước ta là:
A. Đạo Bà La Môn. B. Thiên chúa giáo.
C. Nho giáo. D. Hin-đu giáo.
Câu 26: Đâu không phải là tư tưởng được truyền bán ngày càng nhiều vào nước ta:
A. Đạo giáo. B. Nho giáo.
C. Phật giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 27: Ai là người đứng đầu một châu trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A. Hào trưởng người Việt. B. Viên Thứ sử người Hán.
C. Viên Thái thú người Hán. D. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
Câu 28: Ai là người đứng đầu một quận trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A.Viên Thái thú người Hán.
B. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
C. Hào trưởng người Việt.
D. Viên Thứ sử người Hán.
Câu 29: Lực lượng có vai trò trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là:
A. Viên tiết độ sứ người Hán. B. Viên thái thú người Hán.
C.Quân đội đồn trú D. Viên thứ sử người Hán.
Câu 30: Một trong những sản vật mà người Việt phải cống nạp cho chính quyền phương Bắc là:
A. Muối. B. Gạo. C. Sắt D. Trầm hương.
Câu 31: Chính sách nào dưới đây không phải là chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc:
A.Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài tại các châu và các quận.
B. Mở trường lớp dạy chữ Hán.
C. Áp dụng luật Hán đối với người Việt.
D. Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.
Câu 32: Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, phong tục của người Hán vào Việt Nam nhằm mục đích:
A. Để khai hóa văn minh cho dân tộc ta.
B. Đào tạo ra tầng lớp người tài, phục vụ cho chính quyền đô hộ.
C. Để phát triển văn hóa Hán trên lãnh thổ nước ta.
D. Để nô dịch và đồng hóa nhân dân ta.
Câu 33: Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:
A.Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.
C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.
D. Năng suất tăng hơn trước.
Câu 34: Thành lũy nào ở Hà Nội ngày nay do chính quyền đô hộ xây đắp:
A. Thành Vạn An. B.Thành Tống Bình.
C. Thành Luy Lâu. D. Thành Cổ Loa.
Câu 35: Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:
A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa. B. Địa chủ người Việt.
C. Nông dân làng xã. D. Hào trưởng bản địa.
Câu 36: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:
A.Thành Cổ Loa. B. Thành Luy Lâu.
C. Thành Tống Bình. D. Thành Đại La.
Câu 37: Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:
A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình). B.Chùa Dâu (Bắc Ninh).
C. Chùa Hương (Hà Nội). D. Chùa Một Cột (Hà Nội).
Câu 38: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt
C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
Câu 39: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:
A.Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.
C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.
D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.
2 trả lời
640