Phần 1. Đọc hiểu:
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.
Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.
Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]
(Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)
Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên và cho biết các nhân vật tham gia vào câu chuyện.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của Nhím nói lên điều gì?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
Câu 5. Cho câu văn: Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.
Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong câu văn trên. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong cụm danh từ làm chủ ngữ vừa tìm được. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.
Phần 2. Viết: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số nhà trường hiện nay.
ĐỀ 3
Phần 1. Đọc hiểu:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
MƯA
-TRẦN ĐĂNG KHOA-
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông Trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi
Rơi...
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
(Trích Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1998)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Những từ ngữ nào trong bài gợi tả sức mạnh của gió?
Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Ông Trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Câu 4. Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh “người cha đi cày đồng về” ở khổ thơ cuối.
Phần 2. Viết:
Kể lại chuyến đi đáng nhớ của em cùng gia đình.
Đề 4:
Phần 1. Đọc hiểu:
TẠI SAO CHÚNG TA
PHẢI TRỒNG NHIỀU CÂY XANH?
Theo PHƯƠNG NGA
Cây xanh có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, là một thành phần không thể thiếu được của tự nhiên. Cây xanh có nhiệm vụ hấp thụ cacbonic, nhả ra khí oxi. Chính vì thế, có thể nói cây xanh chính là nguồn sống cùa chúng ta.
Nơi mà có nhiều cây nhất phải kể đến rừng, với độ đa dạng sinh học bậc nhất,
sự đa dạng, rậm rạp ấy đã tạo nên một môi trường cư trú vô cùng lí tưởng cho các
loài động vật hoang dã như hươu, nai cùng muôn vàn các loại sinh vật khác để tạo
nên sự cân bằng sinh thái(1), đảm bảo độ đa dạng sinh học của Trái Đất, giúp bảo
tồn(2) các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, nếu con
người biết khai thác một cách hợp lí và hiệu quả thì đây quả thực là một nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, bởi từ đây ta có
thế khai thác được các vị thuốc quý, các loại gỗ quý. Ngày nay, rừng còn là một địa
điểm du lịch sinh thái lí tưởng, thích hợp với các du khách yêu thiên nhiên, ưa thích
khám phá. Bởi rừng mang một vẻ đẹp tự nhiên, trong lành, khoáng đạt.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều thì vấn đề ô nhiễm
môi trường là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm. Khí hậu thay đổi,
thời tiết bất thường cùng với sự kết hợp của nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau làm
tổn hại đến sức khoẻ của con người cũng như làm thiên nhiên thay đổi. Hơn lúc nào
hết, chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của cây xanh.
Cây xanh có nhiều tác dụng tốt đẹp đến thế nhưng thử hỏi hiện nay, diện tích rừng còn lại là bao nhiêu? Không hiểu là do không hiểu rõ được tầm quan trọng của rừng hay là hiểu được việc làm của mình là sai trái rồi nhưng vẫn làm mà nhiều người đã vô tình hay cố ý chặt phá rừng một cách vô ý thức, một cách sai trái để kiếm lợi cho mình, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm mà chính con người phải gánh chịu.
Không có rừng, không có cây xanh thì làm sao mà có cái để chặn lũ, điều hoà không khí, chống xói mòn. Nhiều loài động vật hoang dã đang trên đà tuyệt chủng
cũng bởi nạn chặt phá rừng. Không có cây xanh thì môi trường sống của chúng ta sẽ dần bị tàn phá, huỷ hoại.
Dường như con người cũng vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không quan tâm đến. Thế nhưng, trong những năm gần đây, khí hậu trên toàn cầu có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính(3)”. Biết bao thiên tai, mưa lũ, hạn hán, sóng thần, động đất,... ập đến liên miên, không theo một chu kì hay mùi nào, mà như một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần; dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, không khí ngày càng ô nhiễm, mất rừng, đe doạ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó, chúng ta đã làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta? Điều này đòi hỏi phải có sự nghiêm minh(1) của pháp luật, trừng trị những hành động chặt phá rừng, để mất rừng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo vệ rừng cho nhân dân, đặc biệt là đối với các hộ vùng sâu, vùng xa, dân tộc miền núi về các công tác trồng, phát triển và bảo vệ rừng.
Khi hiểu rõ được tầm quan trọng của cây xanh và lợi ích mà nó đem lại cũng
như hậu quả của việc tàn phá rừng, thì mỗi con người chúng ta đều cần cùng chung tay góp sức xây dựng một môi trường xanh bằng cách trồng thật nhiều cây xanh và huởng ứng thông điệp: “Mỗi cây xanh được trồng sẽ là một cam kết về hành động cụ thể nhằm chống lại biến đổi khí hậu, là niềm hi vọng hướng tới tương lai bền vững và tốt đẹp hơn bằng chính những hành động cụ thể.”.
(https://baovemoitruong.org.vn)
Phần 1. Đọc- hiểu:
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? Vì sao?
Câu 2: Vấn đề chính đặt ra trong văn bản “Tại sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?” là gì?
Câu 3: Có bao nhiêu từ Hán Việt trong câu: “Nhiều loài động vật hoang dã đang trên đà tuyệt chủng cũng bởi do nạn chặt phá rừng”?
Câu 4: Giải thích ngắn gọn nội dung thông điệp: “Mỗi cây xanh được trồng sẽ là một cam kết về hành động cụ thể nhằm chống lại biến đổi khí hậu, là niềm hi vọng hướng tới tương lai bền vững và tốt đẹp hơn bằng chính những hành động cụ thể”.
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 4-6 dòng phát triển ý chính sau: Chúng ta cần bảo vệ rừng vì rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Phần II. Viết
Viết bài văn trình bày ý kiến của em về một vấn đề (học tập, môi trường, tệ nạn) trong đời sống mà em quan tâm.
Đề 5:
Phần I. Đọc-hiểu:
Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi
BÀN TAY MẸ
Bàn tay mẹ
Bế chúng con
Bàn tay mẹ
Chăm chúng con
Cơm con ăn
Tay mẹ nấu
Nước con uống
Tay mẹ đun
Gió từ tay mẹ
Con ngủ ngon
Trời giá rét
Cũng từ tay mẹ
Ủ ấm con
Bàn tay mẹ
Vì chúng con
Từ tay mẹ
Con lớn khôn
(Tạ Hữu Yên)
Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 3: Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong bài thơ.
Câu 4: Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.
Câu 5: Giải thích nghĩa của từ “tay” trong bài thơ và cho biết dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Câu 5: Qua bài thơ “Bàn tay mẹ” của Tạ Hữu Yên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 dòng) trình bày suy nghĩ về mẹ.
Phần II. Viết
Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch.
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong.
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng,
Nghe con bước lòng vui phơi phới.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm xa khẽ hỏi:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng ta từ một thời xa thẳm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |