Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu có viế

Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu có viết: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGD Việt Nam, 2015) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
155
0
1
Đàm Linh
12/03/2022 16:47:17
+5đ tặng

Chào em, em tham khảo gợi ý:

* Cảnh và người Việt Bắc đẹp nhất trong bức tranh tứ bình qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Bức tranh này rất giàu màu sắc dân tộc: “Ta về mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

* 2 dòng thơ đầu: Ở đây, ta là người ra đi, mình là người ở lại. Người ra đi nhắn nhủ với người ở lại: “Ta về mình có nhớ ta - Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. “Nhớ những hoa cùng người” là nhớ những gì đẹp nhất của thiên nhiên và con người nơi đây. Chữ “cùng” đã đồng nhất hóa hoa và người bởi lẽ “người ta là hoa đất” (tục ngữ Việt Nam). 

* 2 dòng 3, 4: Bức tranh tứ bình có màu sắc tươi tắn, lung linh rất đầm ấm, được phác họa bởi bút pháp chấm phá của thơ ca cổ điển phương Đông với nét vẽ đầu tiên dành cho mùa đông Việt Bắc.

- Trong bạt ngàn của rừng xanh hùng vĩ trập trùng bất tận nổi bật lên gam màu đỏ tươi của những đóa hoa chuối rừng. Cảnh đơn sơ giản dị nhưng đậm đà sắc màu miền núi. Mùa đông Việt Bắc không lạnh lẽo hoang vu, trái lại tràn trề sức sống, lung linh sắc đỏ, những sắc màu tươi nguyên không pha tạp, thấm hồn dân tộc. 

- Trên nền bức tranh thiên nhiên hùng vĩ xuất hiện một dáng người tươi tắn trẻ trung trong ánh nắng mùa đông: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Người lao động miền núi Việt Bắc như đứng giữa trời cao, lưng chừng đèo, giữa bát ngát rừng xanh. Ánh nắng mùa đông chớp lóe trên lưỡi dao rìu làm bừng sáng cả một khu rừng. Con người hiện lên với tư thế thật khỏe khoắn, tràn đầy sức trẻ, làm chủ thiên nhiên núi rừng. Vì thế, cảnh mùa đông không tĩnh lặng mà sống động lạ thường. 

* 2 dòng 5, 6: Hết mùa đông đến mùa xuân, xuân sang, thiên nhiên đất trời bừng lên sức sống. 

- Từ muôn thuở xưa, mùa xuân đã trở thành ngọn nguồn cảm hứng của thi nhân. Mỗi chúng ta hôm nay có lẽ đều nhớ đến mùa xuân đầy sức sống trong thơ Nguyễn Trãi: “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi” (Bến đò xuân đầu trại), hay cảnh ngày xuân trên trang thơ của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Và mùa xuân trong thơ Mới muôn hình sắc, đó là mùa xuân của tình yêu đôi lứa trong những vần thơ của Xuân Diệu: “Của yến anh này đây khúc tình si”. Cũng có những nét vẽ rất êm đềm trong thơ Anh Thơ: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” (Chiều xuân). 

- Nhưng đây mới là mùa xuân Việt Bắc, một màu trắng tinh khiết, dịu mát tràn ngập đất trời Việt Bắc. Những đóa hoa mơ mỏng manh dường như làm cả Việt Bắc êm dịu đi trong một sớm xuân nào. Và ngày nào cũng vậy, mơ đều nở trắng núi rừng, tươi mới, lung linh lạ thường. Tố Hữu đã kịp ghi lại linh hồn của tạo vật trong cảnh ngày xuân, hồn người chan hòa với cảnh. Câu thơ gợi nhớ trong ta giây phút thiêng liêng Bác trở về nước năm xưa, hoa mơ cũng nở trắng rừng, trắng bạt ngàn bất tận:

Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… Im lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ

(Trích Trường ca theo chân Bác - Tố Hữu)

- Đồng bào Việt Bắc trong những ngày xuân cần cù chịu khó “chuốt từng sợi giang”. Đôi bàn tay mềm mại của người lao động Việt Bắc đang chau chuốt tỉ mỉ từng sợi giang. Cái nhịp nhàng trong lao động sản xuất hòa cùng cái nhịp nhàng của thiên nhiên tạo vật, cảnh và người hòa hợp đẹp đến lạ thường.

* 2 dòng 7, 8: Theo bước chân của thời gian, xuân qua, hạ tới. Mùa hè đến, Việt Bắc thật rộn rã: 

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

- Các thi nhân xưa thường dành cho mùa hạ nước Việt những vần thơ rất đẹp. Trên trang thơ Nguyễn Trãi, mùa hè tràn trề nhựa sống: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ - Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Nguyễn Du cũng lưu lại hình ảnh của hoa lựu đỏ với lời thơ giàu chất tạo hình: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. 

- Lần đầu tiên, người đọc ngỡ ngàng trước sắc hạ vàng của Việt Bắc. Khi tiếng ve bắt đầu tấu lên khúc nhạc vào hạ cũng là lúc rừng phách nở hoa, để một màu vàng óng ả sóng sánh. Từ “đổ” là động từ mạnh, đột ngột mang theo cảm giác choáng ngợp, say mê của thi sĩ trước sự chuyển đổi bất ngờ của cảnh sắc thiên nhiên. Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật tương giao rất tài tình và tinh tế. Thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hùng vĩ, tráng lệ. Câu thơ của Tố Hữu giàu chất hội họa. 

- Nhớ mùa hạ Việt Bắc cũng là nhớ cô em gái hái măng một mình. Con người đi giữa rừng vắng mà không cô đơn. Đó là núi rừng Việt Bắc: “Gió thổi rừng tre phấp phới” (Nguyễn Đình Thi), núi rừng như xôn xao theo bước chân người thiếu nữ, cảnh đượm hơi ấm con người. 

* 2 dòng thơ cuối: Bức tranh tứ bình khép lại với cảnh mùa thu Việt Bắc - mùa thu thơ mộng bậc nhất của nước Việt: “Rừng thu trăng rọi hòa bình - Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. 

- Mùa thu trong thơ ca xưa thường thấm đẫm nỗi buồn. Mùa thu gắn với nỗi sầu biệt li, tàn phai muôn thuở. Mùa thu trong thơ Mới vẫn vang vọng đâu đây với “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư và hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô”. Mùa thu trong thơ Chế Lan Viên lại càng buồn thương hơn nữa. Chỉ trong Việt Bắc mới thật tươi vui trọn vẹn. Lần đầu tiên sau 9 năm kháng chiến trường kì, vầng trăng tỏa ánh sáng hòa bình đến muôn nơi. Trăng rừng huyền ảo làm tôn lên vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc trầm mặc linh thiêng. 

- Cảnh mùa thu Việt Bắc vang vọng tiếng hát ân tình, thủy chung:

+ Tiếng hát của tình quân dân.

+ Tiếng hát chung đôi của kẻ ở người đi, thấm tình đồng bào đồng chí thủy chung son sắt. 

* Sức hấp dẫn của đoạn thơ đến từ nhạc điệu trầm bổng du dương rất cân đối hài hòa. Câu 6 tiếng tả cảnh thiên nhiên đan xen với câu 8 tiếng tả vẻ đẹp của con người. Lời thơ giàu tính tạo hình đạt đến độ mẫu mực cổ điển hiếm thấy. Tứ thơ vận động, ban đầu là cảnh mùa đông và kết thúc với màu thu hòa bình. Giống như thiên nhiên và con người Việt Bắc đồng hành với kháng chiến bắt đầu từ mùa đông năm 1946 và khép lại vào mùa thu năm 1954 thắng lợi vẻ vang. Tứ thơ đi từ những ngày đầu kháng chiến gian khổ đến hòa bình, đậm đà khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
yn
07/05/2022 11:24:52

Ân tình và chung thủy - đó là một nét đẹp trong rất nhiều nét đẹp của con người cách mạng. Nét đẹp ấy thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ta cũng bắt gặp nét đẹp ấy trong Việt Bắc của Tố Hữu. Tập trung, tiêu biểu nhất là ở đoạn thơ:

"Ta về mình có nhớ ta ...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"

Việt Bắc tràn đầy nỗi nhớ của người kháng chiến về xuôi với quê hương cách mạng trong mười lăm năm "thiết tha mặn nồng tình nghĩa. Biết bao chữ ''nhớ" vang lên trong bài thơ cùng với bao nhiêu nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại. Nhớ chiến khu, nhớ "mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào'', nhớ những đêm "quân đi điệp điệp trùng trùng", nhớ "ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang" và cả "nhớ gì như nhớ người yêu"... Giữa rất nhiều nỗi nhớ ấy, hiện lên một nỗi nhớ vừa đằm thắm thiết tha lại vừa bâng khuâng man mác:

Ta về mình có nhớ ta...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Mười câu thơ trên là đoạn thơ thứ năm của bài thơ Việt Bắc, tự nó đã có tính hoàn chỉnh. Đó là bức tranh toàn cảnh và tiêu biểu của Việt Bắc qua bốn mùa trong năm. Bức tranh ấy rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng bâng khuâng, man mác vì nó được lọc qua nỗi nhớ của người về xuôi. Nỗi nhớ được bộc lộ tha thiết trong buổi chia tay:

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Hai lần "ta về" láy lại ở đầu câu - cùng một thời điểm chia tay, nhưng câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày lòng mình. Cái giọng thơ tâm tình của Tố Hữu ở đây thật ngọt ngào dễ thương. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người Việt Bắc, giữa miền ngược với miền xuôi đã trở thành một cuộc giã bạn đôi lứa (ta - mình). Nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ hiện dần trong tâm trí người đi. Cảnh vật, con người Việt Bắc, cái gì cũng đáng yêu, đáng nhớ. Nhớ trước nhất là hoa cùng người. Hoa và người hoà quyện trong nỗi nhớ. Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, mà cái đẹp của Việt Bắc không thể tách rời với cái đẹp của những con người Việt Bắc đã từng cưu mang, gắn bó với người đi, với cách mạng, vẻ đẹp bức tranh Việt Bắc, trước tiên là vẻ đẹp của sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.

 

Cảm nhận về đoạn thơ Ta về mình có nhớ ta...Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung- mẫu số 2

Bức tranh đó được diễn tả bằng những câu thơ êm ả, nhẹ nhàng. Có màu sắc tươi tắn rực rỡ, có ánh sáng lung linh chan hoà, có âm thanh vui tươi, đầm ấm. Cảnh và người hoà quyện vào nhau: bốn cặp lục bát tả bốn mùa, thì câu trên nhớ cảnh, câu dưới nhớ người. Mà cảnh nào, người nào được nhắc tới cũng đều có cái riêng để nhớ. Tất cả đã hiện lên trước mắt ta một bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của tác giả.

Mỗi mùa được nhà thơ nhớ lại bằng một nét tiêu biểu nhất, với cách diễn tả tinh tế gợi cảm, Nhớ mùa đông Việt Bắc là nhớ tới "rừng xanh hoa chuối đỏ tươi". Giữa cái bạt ngàn của màu xanh, hiển hiện một màu sắc ấm nóng (tươi đỏ), bức tranh mùa đông của Việt Bắc đâu còn cái lạnh lẽo, hoang vu nữa. Xuân sang sắc màu lại đổi khác, tràn ngập sinh sôi một màu trắng tinh khiết, thơ mộng: "ngày xuân mở nở trắng rừng". Cảnh này có gì đó giống như cảnh Bác về nước:

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Bốn cặp lục bát sau Tố Hữu dùng để tả cảnh hè đến và cảnh mùa thu. Nếu như sắc màu chủ đạo của cảnh động là màu xanh điểm vào đó có sắc hoa tươi đỏ, của cảnh xuân là màu trắng hoa mơ, thì của mùa hè là màu vàng tươi đẹp của rừng phách: Ve kêu rừng phách đổ vàng. Đây là một câu thơ vào loại hay nhất của bài thơ Việt Bắc. Câu thơ sáu chữ mà thấy được sự chuyển đổi của cảnh sắc thiên nhiên. Câu thơ ấy ran lên một tiếng ve kêu không dứt trong màu vàng chói chang của rừng phách dưới nắng hạ. Cuối cùng, cảnh thu hiện ra với màu sắc dịu hiền của ánh trăng, màu của mơ ước về cuộc sống hoà bình giữa những ngày gian khổ. Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu và mỗi mùa là một bức tranh nên thơ, kì thú.

Bức tranh bốn mùa ấy còn ánh lên vẻ đẹp đằm thắm của con người Việt Bắc. Cảnh làm nền cho người và người gắn với cảnh, chúng quyện hoà vào nhau và tô điểm cho nhau. Dường như những cảnh ấy phải có những con người này và nhà thơ đã đưa vào bức tranh Việt Bắc những con người thật bình dị đáng yêu: hình ảnh người lên núi với lưỡi dao lấp lánh ánh nắng cạnh sườn, bàn tay "chuốt từng sợi giang" của người đan nón và "cô em gái hái măng một mình" giữa khúc nhạc ve ran và sắc vàng rừng phách. Cả tiếng hát ân tình nữa cũng làm cho rừng thu êm dịu và ánh trăng hoà bình toả sáng lung linh.

Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn và nhớ Việt Bắc tha thiết thì không thể dựng lên bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt diệu và ấm tình người đến thế. Nhưng để có bức tranh này, còn có quan điểm đúng đắn và cách nhìn tiến bộ của nhà thơ cách mạng. Khác với những cái nhìn sai lệch trước đây về miền núi và con người miền núi là nơi "ma thiêng nước độc" với những con người dữ tợn, kém văn minh,...) Tố Hữu đã có một cách nhìn đầy thông cảm, thương yêu và ưu ái với quê hương cách mạng. Bức tranh thơ này chính là bắt nguồn từ sự gắn bó chung thủy, từ lòng nhớ thương sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh và người Việt Bắc.

Tình cảm nhớ thương tha thiết ấy là âm hưởng bao trùm cả đoạn thơ và nhịp điệu dịu dàng trầm bổng của thể thơ lục bát làm cho âm hưởng đó bâng khuâng, tha thiết. Kết cấu của bài thơ Việt Bắc là kết cấu đối đáp, có ta và mình, có người đi kẻ ở, nhưng thực ra đó chỉ là sự phân thân của một chủ thể trữ tình.

Câu thơ trên là lời đáp, lời giãi bày của người đi nhưng không hẳn là thế. Nhớ cảnh nhớ người, nhớ đến từng chi tiết sống động như vậy là nỗi nhớ chung của con người đã cùng gắn bó với nhau, đồng cam cộng khổ trong "mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng".

Khép lại đoạn thơ là tiếng hát ân tình, thuỷ chung của người chiến sĩ cách mạng miền xuôi, của đồng bào Việt Bắc. Tiếng hát ấy vang trong lòng người đi, luôn nhắc nhớ những ngày tháng nghĩa tình sắt son. Tiếng hát ấy là chiếc cầu nối giữa tấm lòng với tấm lòng, giữa quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×