Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đặc điểm nhiệt độ không khí trên bề mặt đất

Câu 2: Trình bày đặc điểm nhiệt độ không khí trên bề mặt đất? Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt đất theo vĩ độ? Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

Câu 3: Khái niệm thời tiết, khí hậu? Các đới khí hậu trên Trái Đất? Biểu hiện nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó với biến đổi khí hậu?

Câu 4: Trình bày khái niệm thủy quyển? Các thành phần của thủy quyển?

Câu 5: Trình bày đặc điểm sông và hồ? Các bộ phận của sông? Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông?

Câu 6: Trình bày đặc điểm của nước ngầm và băng hà? Vai trò và cách sử dụng?

Câu 7: Xác định các đại dương trên thế giới? Độ muối, nhiệt độ, sóng biển, thủy triều, dòng biển?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
149
0
0
Phương
16/03/2022 12:35:04

câu 2: - Đặc điểm: 

+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).

+ Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn) 

           - Nhiệt độ ko khí giảm dần trên bề mặt trái dất theo vĩ độ: 

+ Vùng thấp nhất: nhiệt độ cao.

+ Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.

+ Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

           - Phân bố trên trái đất ko đều về 2 cực: 

+ Mưa nhiều ở vùng xích đạo 

+ mưa ít nhất 2 vùng cục bắc và nam 

câu 3: * Khái niệm: 

- Thời tiết: sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định, luôn thay 

Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.

* Có 5 đới khí hậu trên Trái Đất: Nhiệt đới(1 đới), Ôn đới(2 đới), Hàn đới(2 đới). 

* Nguyên nhân:

- nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân chủ yếu): 

  + Do những tác động của con người xuất phát từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất, nước và sự gia tăng lượng khí thải cùng với một số loại khí nhà kính khác từ các hoạt động phát triển kinh tế. Những tác động này gây nên biến đổi bầu khí quyển và làm Trái Đất nóng dần lên, kéo theo sự thay đổi thời tiết ở nhiều vùng miền.

- Nguyên nhân khách quan: 

+ Một số nguyên nhân khách quan có thể kể đến là sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất, quá trình kiến tạo núi và các thềm lục địa hoặc sự biến đổi của nhiều dòng hải lưu và sự lưu chuyển bên trong của hệ thống khí quyển,….

* hậu quả: Thời tiết trở nên khắc nghiệt, Hệ sinh thái bị phá hủy và mất đi sự đa dạng sinh học, Dịch bệnh, Mức nước biển dâng lên,  Nền nhiệt độ liên tục thay đổi,  Nồng độ khí cacbonic trong khí quyển đang tăng lên. 

* ứng phó:

- Hạn chế sử dụng các nguyên liệu từ hóa thạch trong sản xuất công nghiệp.

- Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

- Ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, tích cực trồng nhiều cây xanh

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động bảo vệ môi trường và Trái Đất.Câu 4: - Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biến, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển

-  Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%). - Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).

Câu 5: - Sông: Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa. 

- Hồ: Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.

- Bộ phận của sông gồm: phụ lưu(cung cấp nc cho sông chính), sông chính và chi lưu( từ sông chính đổ ra sông khác hoặc biển) 

Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cấp nước sông:

Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.

Sông có nguồn cung cấp nước là tuyết tan: mùa lũ trùng với mùa xuân.

 câu 6: - Nước ngầm: Một phần nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá, được giữ lại qua các lỗ hổng của đất, lỗ hổng và khe nứt của đá
- Băng hà: Là những khối băng khổng lồ, dịch chuyển chậm trên đất liền, đặc biệt trên sườn núi, thường cuốn theo các tảng đá lớn và làm thay đổi địa hình.

* vai trò của nc ngầm: 

+ Sử dụng trong đời sống và sản xuất;

+ Làm nước khoáng đóng chai;

+ Tắm chữa bệnh tại các khu du lịch nghỉ dưỡng;

+ Ở các vùng khô hạn, khai thác nước ngầm thành nguồn nước tưới,...

* vai trò của băng hà: 

+ Nguồn dự trữ nước ngọt sạch của thế giới;

+ Nguồn cấp nước quan trọng cho nhiều dòng sông lớn,...

Câu 7: - Gồm 5 đại dương trên trái đất gồm: Bắc Băng DươngĐại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương

* Độ muối: 
– Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%o.

– Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%o.

Nhiệt độ:

– Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 24-270C. 

-  ở vùng ôn đới, dao động từ 16 – 18°C.

* Sóng biển: 

- Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,...

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.

+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

+ Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp.

* Thủy triều:

- Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. 

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Đặc điểm:

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch). thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).

* Dòng biển: 

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. 

- Phân bố:

+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.

+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

+ Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.

+ Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.

+ Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

+ Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư