Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 7
14/03/2022 17:42:35

Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 15: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nguyễn Trãi.             B. Lê Lợi.               C. Lê Lai.                     D. Đinh Liệt.

Câu 16: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?

A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt

B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam

C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam

D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt

Câu 17: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ         B. Lê Nhân Tông           C. Lê Thánh Tông         D. Lê Thái Tông

Câu 18: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

A. Phường hội        B. Quan xưởng              C. Làng nghề               D. Cục bách tác

Câu 19: . Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

A.   Sông Gianh (Quảng Bình)
B. Vùng núi Tam Đảo
C. Thanh Hóa - Nghệ An
D. Quang Bình - Hà Tĩnh

Câu 20: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

             Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?

A. chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh       B. sự phản bội của một số binh lính

C. quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta          D. cuộc sống khổ cực của nhân dân ta

Câu 21: Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là:

a. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.

b. Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.

c. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.

d. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.

Câu 22: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?

A. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu dễ vận chuyển bằng đường thủy

B. Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái

C. Vì những lý do trên.

B. TỰ LUẬN

Câu 1Em hãy lập bảng thống kê các thắng lợi tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu2: Em hãy So sánh được điểm giống và khác nhau về Pháp luật và quân đội thời Lê sơ với thời Lý-Trần?

 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
120
1
0
Thùy Dung
14/03/2022 17:48:17
+5đ tặng

o sánh điểm giống và khác nhau giữa thời Lê Sơ và thời Lý- Trần về:

-Tổ chức bộ máy nhà nước:

++Thành phần quan lại:

-Nhà nước thời Lý - Trần

-Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Nhà nước thời Lê sơ

-Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

+Tổ chức bộ máy chính quyền:

-Nhà nước thời Lý - Trần

- Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

-Nhà nước thời Lê sơ

- Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

- Quân đội:

-Giống nhau:

 

+ Đều thực hiện chế độ " ngụ binh ư nông".

+ Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm.

+ Có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

- Khác nhau:

+ Thời Trần không có quân đội của các vương hầu, quý tộc

+ Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy.

+Quân đội thời Lê Sơ còn có thêm các binh chủng như: tượng binh & kị binh.

- Luật pháp

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

Thời Lý - Trần

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

Thời Lê sơ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức".

-Kinh tế -Xã hộiGiống

-Giống nhau:

- Nông nghiệp:

+ Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Chăm lo đắp đê phong lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng.

+ Cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp: phát triển nghề thủ công truyền thống.

- Thương nghiệp: mở chợ, mở cửa biển buôn bán với nước ngoài.

.................cái này mik ko chắc lắm

- Văn hóa, giáo dục

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Anh Ho
15/03/2022 12:19:00
+4đ tặng
15B
16A
17C
18D
19A
20A
21C
22B
 
Anh Ho
Chấm điểm cho mình với nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo