1. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
2. Ếch khi ở trong giếng:
- Thấy mình oai như 1 vị chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung -> Hiểu biết hạn hẹp, huênh hoang, kiêu ngạo
Ếch khi ra khỏi giếng:
- Nhâng nháo, nghênh ngang đi lại, chẳng thèm để ý đến ai -> Bị 1 con trâu giẫm bẹp -> Không nhận rõ giới hạn của mình phải gánh chịu hậu quả.
3. Coi trời bằng vung
Giải thích : Đây là câu thanhthành ngữ nói tới những người chủ quan, kiêu ngạo, liều lĩnh, không biết bản thân mình đang ở vị trí nào và coi tất cả bé nhỏ hơn chính bản thân mình
4. CN1 : Ếch
CN2 : Nó
VN1 : Cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung
VN2 : Thì oai như 1 vị chúa tể
KIỂU CÂU : Ghép
5.- Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
- Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.