Tên của tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến.
Một lần, tôi đang ngồi uống nước tại một quán gần gốc đa, thì thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi mời cậu ta về nhà ở để dễ bề lợi dụng.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, cậu ta tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nhàn nhã nhiều. Trong vùng lúc bấy giờ có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Dân làng phải lập một miếu thờ, hằng năm cúng nộp một mạng người để nó bớt phá phách.
Năm ấy, đến nhà tôi. Tôi bàn với mẹ nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:
- Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa. Ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trọng anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?
Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:
- Anh cứ yên tâm giao em.
Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Đêm hôm ấy, tôi đang lim dim ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng đập cửa, rồi tiếng gọi như của Thạch Sanh:
- Anh Lí Thông ơi!... Anh Lí Thông ơi!
Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi cứ nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng. Tôi và mẹ đứng trước cửa nhà van xin khẩn thiết:
- Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…
Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:
- Anh ơi, là em. Em nào đã chết, em còn sống đây mà!
Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù. Tôi liền mở cửa, rồi hỏi:
- Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.
Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Nhìn thấy Thạch Sanh cầm chiếc đầu chăn, tôi liền bảo:
- Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh chẳng chút nghi ngờ, nghe theo lời tôi. Sáng hôm sau, tôi hớn hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua bèn nghĩ ra cách để công chúa ở trên lầu cao ném quả cầu may mắn. Hễ quả cầu rơi trúng người nào, người đó sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo. Trên đường đi tìm công chúa, tôi gặp Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe rõ sự tình. Thạch Sanh nói rằng biết chỗ của đại bàng nên đề nghị được đi cùng tôi. Đến nơi, Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Khi cậu ta cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.
Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không cười, nhà vua rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người, tôi đã bị Thạch Sanh kể tội. Vua muốn trừng trị tôi, nhưng Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê. Trên đường về, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung.