Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

a. Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

b. Tục ngữ có câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu tục ngữ ấy? Em trình bày bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu.

c. Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, em hãy chứng minh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh có phong cách sống giản dị”.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
178
3
0
Bùi Khắc Trí
18/03/2022 09:04:10
+5đ tặng
Lòng yêu nước nồng nàn. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo. 







 

Tình yêu thương đoàn kết là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, nhân dân ta đã phát huy tình thương yêu, đoàn kết, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu bền.

Bài học về tình thương và đoàn kết đã ăn sâu vào tâm hồn dân tộc. Vì thế, nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

"Một cây" chẳng thể nào làm nên núi "nên non ", nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng "ba cây", tượng trưng cho nhiều cây, rừng cây thì có thể tạo nên non, "nên núi", không phải là núi thấp, mà là "núi cao". Từ "một cây" đã chuyển thành "ba cây", số lượng đã thay đổi thì chất lượng cũng biến đổi. Nhưng yếu tố quyết định của sự vận động từ “lượng " thành "chất" là sự "chụm lại " của "ba cây", nên mới có hiện tượng thiên nhiên sừng sững "hòn núi cao" kia. "Chụm lại" là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự hợp lực, đồng lòng, là sự gắn bó đoàn kết. "Cây " trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành một biểu tượng rất sống động và thấm thía về nhân dân, nói lên tình thương yêu đoàn kết dân tộc. Qua câu tục ngữ nhân dân ta nêu lên một bài học quý báu về tinh thần đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau trong cộng đồng dân tộc.

Lịch sử và cuộc sống, thơ văn và thực tế đã có biết bao thí dụ sống động nói về tình đoàn kết dân tộc.

Từ thời xa xưa, với công cụ thô sơ, người Việt đã bạt rừng, lấn biển, đắp đê đào kênh để làm nên những cánh đồng màu mỡ, xanh tươi:

Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu Trời đẹp hơn.

Con đê sông Hồng, sông Thái Bình sừng sững như bức trường thành, dài hàng trăm cây số là kết tinh từ sức mạnh đoàn kết, chung lưng đấu cật của hàng triệu triệu con người qua hàng ngàn năm lao động.

Nhờ công ơn của nữ tướng Lê Chân mà có ấp An Biên những năm đầu Công nguyên. Và mồ hôi, xương máu của bao thế hệ "chụm lại" mà ta có thành phố Cửa biển to đẹp như ngày nay. Nhờ công ơn bao thế hệ mở cõi mà ngày nay nhân dân ta có một giang sơn gấm vóc trái dài, trái rộng từ Bắc chí Nam.

Tiếng hô: "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão vang lên khắp điện Diên Hồng thời nhà Trần trong thế kỉ XIII không chỉ biểu thị cho tinh thần yêu nước bất khuất mà còn thể hiện sức mạnh lớn lao của nhân dân Đại Việt quyết chiến quyết thắng quân xâm lược Mông cổ, như Trần Quốc Tuấn đã nói: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức"
Đoàn kết là sức mạnh. Đoàn kết để chiến thắng ngoại xâm. Đoàn kết để khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế. Từ ngày miền Nam giải phóng đến nay, sức lao động của bộ đội và nhân dân đã làm thay đổi bộ mặt Đồng Tháp Mười, vùng đồng cói mênh mông đã trở thành vựa lúa Long An.

Công trình thủy điện Hòa Bình, đường dây dẫn điện cao thế Bắc - Nam, xây dựng con đường Trường Sơn cũng như hàng nghìn công trình khác trên mọi miền đất nước hiện nay đã làm sáng tỏ một chân lí vĩ đại: "... Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Em nhớ mãi bài thơ của Bác Hồ nói về sức mạnh đoàn kết, về ý chí, sự đồng sức, đồng lòng cho con người niềm vui lớn:

"Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhắc
Nhắc lên đặng!"

Nhân dân ta đã biến lời dạy của Hồ Chủ tịch thành hiện thực: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ sức mạnh đoàn kết được nhân lên gấp bội, nhân dân ta đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc. Đoàn kết để hàn gắn vết thương chiến tranh; đoàn kết để dựng lại đất nước ta sau những năm dài chiến tranh “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Đã làm cho mỗi chúng ta thêm thấm thía về bài học đoàn kết. Nó thắp sáng niềm và lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam. Sức mạnh Việt Nam bắt nguồn từ tình yêu thương đoàn kết dân tộc.










Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Bác giản dị trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay trong lời nói, bài viết. Hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Ngôi nhà của một vị Chủ tịch chỉ có vài ba phòng, với những món đồ đơn sơ. B ữa ăn hằng ngày của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Bác luôn hăng say lao động, suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. Từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Bởi vậy, xung quanh Bác có rất ít Người giúp việc. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của Người đều dễ hiểu với mục đích để cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Nhưng cách sống đó của Bác không khắc khổ theo lối nhà tu hành, hay thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Mà Người chủ động lựa chọn lối sống này như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Qua chứng minh, chúng ta càng thêm yêu mến và cảm phục Bác nhiều hơn.
 


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×