LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”

 Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).
 giải giúp mik vs mik cần gấp 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
385
2
0
Avicii
18/03/2022 12:37:11
+5đ tặng

Trong xã hội hiện đại ngày nay, vì sức ép của điểm số, áp lực với việc phải vào một trường Đại học thật tốt, người ta đã quên mất ý nghĩa ban đầu của việc học là gì. Học không chỉ để tạo ra toàn bộ là những học sinh chỉ biết đến kiến thức mà không thể ứng dụng vào cuộc sống. Dường như, phương châm “Học đi đôi với hành” vẫn luôn là một lời nhắc nhở dành cho nhà trường, cha mẹ và học sinh, nhất là trong cuộc sống ngày nay.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu khái niệm “học” và “hành”. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Khả năng học hỏi là sở hữu của loài người, một số động vật và một số loại máy móc nhất định. Học tập cũng như việc học tập bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh. Nó không xảy ra cùng một lúc, nhưng xây dựng dựa trên và được định hình bởi những gì chúng ta đã biết. Học tập có thể được xem như một quá trình, chứ không phải là một tập hợp các kiến ​​thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy ra như là một phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân.

Còn hành có thể hiểu là thực hành những kiến thức mà ta đã tiếp thu. Chúng ta phải kết hợp song song việc học và làm với nhau có như vậy việc học mới thực sự có ích. Học và làm việc dựa trên những kiến thức đã học vừa là mục đích vừa còn là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học cũng trở nên vô nghĩa.

Lý do chúng ta phải gắn việc học với thực hành, là bởi mục đích học tập về cơ bản là đáp ứng hai yêu cầu: kiến thức và thực hành, từ đó từng bước hoàn thiện nhân cách. Nhà trường không chỉ là nơi cung cấp kiến thức cho học sinh, mà còn là nơi giúp cho học sinh ứng dụng những kiến thức ấy vào trong thực tiễn, trong đời sống, từ đó phát huy khả năng sáng tạo của mình. Một người thợ nếu chỉ giỏi về lý thuyết mà không biết cách ứng dụng thì việc học cũng sẽ trở nên vô nghĩa, trừ khi bạn trở thành một người chuyên nghiên cứu lý thuyết về lĩnh vực đó. Một người thợ nếu chỉ nhanh nhẹn mà không nắm gì cả về lý thuyết, thì anh cũng sẽ chẳng biết nên bắt đầu từ đâu. Vì vậy, hòa hợp giữa học lý thuyết và thực hành là vô cùng quan trọng.

Sự tác động qua lại tương hỗ với nhau như vậy càng làm cho chúng ta biết được rằng cần phải có sự kết hợp của cả hai phần lý thuyết và thực hành. Một bài lý thuyết mà không được ứng dụng vào thực tế thì nó chẳng có ý nghĩa gì, và ta phải học thật tốt lý thuyết thì mới có được những bài thực hành đúng và nhanh chóng. Không được coi trọng nhất nhất một vấn đề mà chúng ta cần phân tích, tổng hợp để có thể đánh giá. Khi chúng ta thực hành thì sẽ làm cho những lý thuyết chúng ta được học như được ghi nhớ lâu hơn.

Nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế cơ bản. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một đơn xin việc tử tế,… Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế để kiến thức ấy phục vụ cho cuộc sống chúng ta.

Để có thể làm được như vậy, cần có sự kết hợp của nhà trường, cha mẹ và học sinh. Trước tiên nhà trường phải xây dựng một môi trường học tập thật thuận lợi, hướng dẫn học sinh vận dụng được những kiến thức mà mình đã tiếp thu. Ngoài ra, cha mẹ không nên tạo áp lực cho con cái bằng điểm số, bằng những tấm bằng đại học, bằng một công việc kiếm được nhiều tiền, hãy dạy cho con mình cách trân trọng tri thức và kết hợp những tri thức ấy vào cuộc sống đời thường. Và quan trọng nhất, bản thân mỗi học sinh phải ý thức được giá trị cốt lõi của việc học, từ đó tìm cho mình hướng đi tốt nhất nhằm giúp việc học trở nên ý nghĩa.

UNESCO từng đề xướng bốn mục tiêu học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Như vậy, học lý thuyết phải gắn kết với thực hành để rồi từ đó hoàn thiện nhân cách của chính mình, ấy mới là giá trị của việc học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Dương
18/03/2022 12:38:15
+4đ tặng



Ngữ văn - Lớp 8 | Ngữ văn | Lớp 8
 Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).  giải giúp mik vs mik cần gấp 

 Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).

Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ : “Học đi đôi với hành”.

   Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.

   Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

   Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó alf minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.

ADVERTISING
 

   Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.

   “Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư