Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm 7 - 10 thành ngữ rồi giải nghĩa

tìm 7 - 10 thành ngữ rồi giải nghĩa 
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
556
2
1
Hải
18/03/2022 15:52:23
+5đ tặng

1. Ông chẳng bà chuộc: diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác.

2, Sơn hào hải vị: chỉ các món ăn sang trọng, quý hiếm

3, Ngựa quen đường cũ: chỉ những người không chịu rời bỏ hay sửa đổi thói hư tật xấu

4, Nói nhăng nói cuội: nói vu vơ, hão huyền , linh tinh, xa rời thực tế

5, mặt hoa da phấn: nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ

6,nước đổ lá khoai: sự uổng công, vô ích

7, ngày lành tháng tốt: ngày, tháng được coi là tốt lành để tiến hành công việc hệ trọng nào đó

8, Đứng núi này trông núi nọ: thái độ kén chọn, không bằng lòng với công việc, hoàn cảnh (đã tương đối tốt) hiện có

9, nhà tranh vách đất: cảnh nghèo xơ xác

10, : chuột sa chĩnh gạo: may mắn gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ, ngẫu nhiên

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Giang
18/03/2022 15:53:17
+4đ tặng
  1. Ông chẳng bà chuộc:

    Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.
     

    Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)

    Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

    3. Ra môn ra khoai:

    Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.

    4. Rách như tổ đỉa:

    Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”

    5. Rối như bòng bong:

    Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.

    6. Sáng tai họ, điếc tai cày:

    Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.

    Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:

    Trong thiên hạ có anh giả điếc

    Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây

    Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày

    Lối điếc ấy sau này em muốn học.

    7. Sẩy đàn tai nghé:

    Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.

    8. Sơn cùng thủy tận:

    Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)

    9. Sơn hào hải vị:

    Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…

    Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)

Giang
CHẤM ĐIỂM NHÉ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×