Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn thơ Lẽ ghét thương - Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
307
0
0
Phạm Minh Trí
07/04/2018 12:45:29

Đề bài: Phân tích đoạn thơ "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu

Bài làm

   "Lẽ ghét thương" trích trong "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lỗi lạc của đất Đồng Nai - Gia Định trong thế kỉ XIX. Trích đoạn thơ này đài 32 câu thơ từ câu 473 đến câu 504 của "Truyện Lục Vân Tiên".

   Qua lời nhân vật ông Quán nói về lẽ ghét và tình thương, Nguyên Đình Chiểu bày tỏ một tấm lòng, một lí tưởng sống cao đẹp: lo đời, thương dân, kính phục những kẻ sĩ đức trọng tài cao, ghê tởm và khinh bỉ những tên bạo chúa, hại dân, hại nước.

   Đoạn thơ có bố cục rất chặt chẽ: 16 câu đầu nói về lẽ ghét, 14 câu tiếp theo thể hiện tình thương, 2 câu cuối bày tỏ một tấm lòng "Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương".

   Đọc truyện thơ của cụ Đồ Chiểu, ta biết Vân Tiên và Tử Trực trên đường đi thi, khi gần tới nơi kinh kì thì gặp hai bạn sĩ tử:

"Một người ở quận Phan Dương,

Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn.

Một người ở phủ Dương Xuân,

Họ Bùi tên Kiệm tác chừng đôi mươi."

   Bốn sĩ tử rủ nhau vào quán uống rượu làm thơ, so tài "thấp cao". Tử Trực hỏi ông Quán về kinh sử, Vân Tiên hỏi ông Quán về "thương ghét, ghét thương lẽ nào?"

   Ông Quán không phải là một kẻ tầm thường. Đúng là một kẻ sĩ thoát vòng danh lợi, lánh đục tim trong; một tấm lòng đầy ắp nồi lo đời và tâm sự.

   Ông Quán ghét ai, ghét những điều gì, và tại sao mà ông ghét. Hai câu đầu khái quát lẽ ghét của ông:

"Quán rằng: "Ghét việc tầm phào,

Ghét cay, ghét đáng, ghét vào tận tâm"."

   "Việc tầm phào là" những việc vu vơ, hão huyền, trái đạo lí, thất nhân tâm do bọn cường quyền, bạo chúa gây ra, làm hại dân, hại nước. Ghét một cách ghê gớm, ghét một cách khinh bỉ "ghét cay, ghét đắng". Ghét một cách sâu sắc, mãnh liệt, "ghét vào tận tâm", ghét đến bầm gan tím ruột, ghét không bao giờ nguôi. Cái ghét của ông Quán gắn liền với căm thù, phẫn uất. Cách nói của ông Quán là cách nói có hình ảnh cụ thể, cách nói bộc trực của người dân quê, của người nông dân Nam Kì. Chữ "ghét" được điệp lại bốn lần và sử dụng nghệ thuật tăng cấp, kết hợp với cách ngắt nhịp: 2/ 4/ 2/ 2/ 4 đã làm cho giọng thơ, giọng nói vang lên mạnh mẽ, chì chiết, đầy phẫn uất, căm thù và khinh bỉ.

   Tám câu tiếp theo, ông Quán vạch mặt, chỉ tên những kẻ mà ông ghét, ông khinh. Đó là vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương, hai tên bạo chúa, hoang dâm vô độ nhất trong lịch sử các vua chúa Trung Quốc: say mê tửu sắc suốt ngày đêm nãm tháng, rượu chứa thành ao, thịt chứa thành rừng. Kiệt ,Trụ không phải là "vua quỷ", "vua lợn" rất "mê dâm" mà con bó lột nhân dân đến tận xương tủy,làm cho trăm họ phải lầm tham, điêu linh:" để dân đến nỗi xa hầm sẩy hang".

   Ông Quán ghét "U, Lệ đa đoan", U, Lệ là U Vương và Lệ Vương đời nhà Chu, hai kẻ đã làm bao chuyện "đa đoan" rắc rối, "Khiển dân luông chịu lầm than muôn phần". Để mua một tiếng cười của mì nhân Bao Tự, U Vương đã sai bọn cung nữ xé hàng trăm, hàng nghìn tấm lụa mỗi ngày, hoặc vô cớ sai đốt lửa trên hoả đài Ly Sơn để đánh lừa chư hầu kéo quân đến! Cái chết buồn thảm, nhục nhã của U vương, Lệ Vương là sự trừng phạt của lịch sừ: "Ly Sơn cười một phút - Bao Tự kia lầm hết chư hấu - ... Vị Thuỷ tắm đòi phen - Dương Phi nọ độc hoà thiên hạ" (Cung trung bảo huấn).

   Ngũ bá cuối đời nhà Chu thời Xuân Thu, năm vua chư hầu là Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tống Tương Công, Tần Mục Công, Sở Trang Vương đã mưu bá đồ vương, gây ra cảnh chiến tranh triền miên, hỗn loạn, "Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn". "Dân nhọc nhằn" vì trai tráng bị bắt đi làm bia đõ cung tên, giáo mác, thóc lúa bị vơ vét sạch, làng xóm bị đốt phá tan hoang! Đâu đâu cũng chỉ thấy một màu khăn tang trắng xoá!

   Ông Quán ghét đời Ngũ bá, ghét cả đời thúc quý:

"Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời thúc quỷ phản hăng,

Sớm đâu tối đánh lằng nhằng rối dân."

   Thúc quý là đời suy loạn, sắp bị diệt vong. Phân hàng nghĩa là chia lìa, đổ nát. Cảnh chiến tranh, loạn lạc diễn ra hết năm này qua năm khác, máu chảy thành suối, thây chất thành non. Bọn xưng hùng, xưng bá đã gây ra cảnh "phân băng" đầy máu và nước mắt, gây ra bao thảm hoạ "Sớm đáu tối đánh lảng nhằng rối dấn".

   Đoạn thơ mười sáu câu đã có tám chữ "ghét" bộc lộ giọng điệu, ngữ điệu của ông Quán cất lên mạnh mẽ, thiết tha. Ông Quán đã đứng về phía nhân dân, vì sự sống còn và hạnh phúc của nhân dân mà ông lên án; ông căm ghét những tên bạo chúa, đứa thì "mê dâm" đứa thì "đa đoan Trái tim ông Quán lúc nào cũng hướng về dân, san sẻ với người dân lầm than, đau khổ:

"Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang."

"Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần."

"Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn."

"Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân "

   Qua đó ta thấy rõ, thơ Nguyễn Đình Chiểu nói về lẽ ghét mang tính nhân dân sâu sắc. Lời thơ của ông đã gắn với hơi thở, nhịp sống và ước nguyện của những người dân lành nơi xóm gần làng xa.

   Mười bốn câu thơ tiếp theo, ông Quán nói lên tình thương bao la của mình. Tấm lòng và trái tim nhân ái mênh mông của ông Quán hướng về những con người đức trọng tài cao mà không gặp thời.

   Điệp ngữ "thương" được láy lại tám lần, làm cho giọng thơ vang lên thiết tha, nồng hậu. Tất cả chín người điển hình cho những thiên tài trải qua nhiều bi kịch mà ông Quán nhắc đến với bao tình thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di (Liêm, Lạc). Mỗi người một vẻ, một cảnh ngộ mà tên tuổi sáng ngời kinh sử.

   Là Khổng Tử "đức thánh nhân", ông tổ của Nho giáo, người nước Lỗ đã trải qua nhiều gian truân trong những năm dài hành đạo: "Khi nơi Tống Vệ, tác Trần, lúc KhuôngTài năng của "đức thánh nhân" đâu được bọn vua chúa thời Xuân Thu trọng dụng! Thoái quan vi sư là cách ứng xử của Khổng Tử để giúp ích cho đời.

   Nhan Tử tức là Nhan Uyên, người học trò giỏi nhất trong ba nghìn môn sinh của Khổng Tử, nhưng sự nghiệp "dở dang" vì mệnh yểu: "Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh":

"Thương là thương đức thánh nhân,

Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.

Thương thầy Nhan Tử dở dang,

Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh."

   Gia Cát Khổng Minh, nhà quân sự thiên tài thời Tam Quốc, ôm ấp chí nguyện khôi phục nhà Hán, thống nhất đất nước nhưng không thành, qua đời lúc 54 tuổi:

"Thương ông Gia Cát tài lành,

Gập cơn Hán mạt đã đành phôi pha."

   Đổng Tử tên là Đổng Trọng Thư, bậc đại nho đời Hán, học rộng tài cao, từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng, không thể thi thố tài năng, đành phải lui về mở trường dạy học:

"Thương thầy Đổng Tử cao xa,

Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi."

   Còn có bao nhân tài lỗi lạc khác, đức độ cao khiết mà ông Quán rất thương. Đó là Nguyên Lượng Đào Uyên Minh không chịu uốn lưng vì năm đấu gạo mà trả áo mũ từ quan, lui về vườn cũ cày ruộng, hái cúc, uống rượu, ngâm thơ, đã để lại bài "Quy khứ lai từ" nổi tiếng:

"Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bề giúp nước lại lui về cày."

   Đó là Hàn Dũ, đỗ tiến sĩ, có tài văn chương lỗi lạc, vì cương trực mà thất thế trên đường công danh:

"Sớm dưng lời biểu, tối đày đi xa."

   Đó là Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di (thầy Liêm, Lạc), những nhà triết học xuất chúng đời Đường, tuy có ra làm quan một thời gian ngắn, nhưng không được tin dùng, bèn lui về dạy học:

"Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân."

   Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên phong cách ngôn ngữ trang trọng khi thể hiện tình thương của ông Quán. Chữ "thương" được gắn kết với các đại từ nhân xưng như: "đức" "thầy", "ông", "người"...biểu lộ tình cảm kính phục, cảm mến và trọng vọng của ông Quán đối với những nhân vật đức trọng tài cao được nhắc đến: "thương đức thánh nhân", "thương thầy Nhan Tử"thương ông Gia Cát", "thương thầy Đổng Tử"thương người Nguyên Lượng", "thương ông Hàn Dũ", "thương thầy Liêm, Lạc". Qua đó, ta càng thấm thìa lời nhắc nhở của cổ nhân: "Nhân cách là bài học làm người cho kẻ sĩ xưa nay".

    Hai câu cuối đoạn thơ khép lại lời ông Quán. Lẽ ghét thương được ông nói đến đều hướng tới những nhân vật lịch sử, những con người trong kinh sử. Tình thương, lẽ ghét là lí tưởng của ông, là tình cảm tự nhiên của con người, rất nồng nhiệt và trung hậu:

"Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương."

   Đoạn thơ "Lẽ ghét thương" là lời ông Quán nói với bốn sĩ tử đang uống rượu làm thơ. Với đối tượng ấy thì những điều mà ông Quán nhắc lại trong kinh sử có ý nghĩa sâu sắc và thấm thìa, đâu phải chỉ là chuyện "sách vở". Đó là bài học vể nhân cách, vé đạo lí làm người, vể cách xuất xử của kẻ sĩ chân chính, là thái độ đứng vể phía nhân dân để bày tỏ thái độ, bày tỏ tình thương, lẽ ghét.

   Tiếng nói của ổng Quán chính là tiếng nói của nhân dân, mang ý nguyện của nhân dân. Ông Quán cũng như ông Ngư, ông Tiều, Lão bà, Tiểu đồng... là những nhân vật tuyệt đẹp trong "Truyện Lục Vân Tiên" làm cho chúng ta nhớ mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×