Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vào cuối thế kỷ II TCN, nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Nhân dân ta luôn phải đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột, giành độc lập dân tộc và đặc biệt là chống âm mưu đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Sức sống của văn hóa Việt vẫn được bảo tồn và phát triển. Bên cạnh đó, người Việt đã rất linh hoạt trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài như: tiếp thu chữ Hán để mở mang tri thức, tiếp thu những tư tưởng, tôn giáo lớn như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo để phát triển văn hóa dân tộc. Người Việt còn nhanh chóng tiếp thu, phát triển kỹ thuật làm gốm, đặc biệt là sự chuyển đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất gốm tạo tiền đề cho sự phát triển của gốm Việt Nam. Trên cơ sở đó, góp phần rất lớn phát triển văn hóa dân tộc tạo nền tảng vững chắc cho văn hóa Đại Việt phục hưng và phát triển sau này.
Bia Trường Xuân, đá, dựng năm Đại Nghiệp thứ 14 triều Tùy (618), thôn Trường Xuân, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ấm vòi hình đầu gà, gốm men, thế kỷ 7-8, lò gốm Tam Thọ (Thanh Hóa)
Khay, gốm, thế kỷ 2, phát hiện ở Lạch Trường, Thanh Hóa
Chậu trống, đồng, thế kỷ 2-3, phát hiện ở Lạch Trường, Thanh Hóa
Trống Tân Long (loại Heger II), đồng, thế kỷ 2 -3, phát hiện ở Hòa Bình
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |