Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa

viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ “Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.825
9
2
Mai
24/03/2022 20:44:18
+5đ tặng

Trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam, không ít tác giả đã sáng tác ra những bài thơ, bài văn hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn nhỏ. Trần Đăng Khoa là một tác giả tiêu biểu trong số đó.

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Từ lúc là học sinh tiểu học, Khoa đã có nhiều bài thơ được đăng báo. Và bài thơ Cây Dừa được Khoa sáng tác năm 1967 khi Khoa 9 tuổi. Được in trong tập thơ: “Góc sân và khoảng trời” năm 1968.

Bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa chất chứa một nét đẹp văn hóa vùng miền, vẻ đẹp đó đã tạo nên bao niềm vui cho cuộc sống con người, một vẻ đẹp nên thơ đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên.

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa để miêu tả cây dừa. Dưới con mắt nhà thơ, cây dừa đã được đặt vào một vị trí mới với hành động tựa như con người, nhìn cây dừa xanh trong vườn, nhà thơ tưởng như dừa đang “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”, cây dừa được hòa với thiên nhiên gió, trăng tạo nên một khung cảnh hài, hòa nên thơ.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

Thân dừa được tác giả vẽ lên với màu sắc do thời gian, cho ta thấy sức sống trường tồn, mãnh liệt của cây dừa với hình ảnh “Thân dừa bạc phếch tháng năm” nhưng “Lá dừa vẫn xanh tỏa nhiều tàu”. Dừa vẫn kết nhiều như “đàn lợn con”. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh hóm hỉnh, độc đáo quả dừa như đàn lợn con, tạo nên hình ảnh quả dừa thật đẹp mắt và đáng yêu.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

Trên bầu trời đêm hè đầy sao, hoa dừa được tác giả miêu tả hòa cùng ánh sao tỏa sáng lung linh, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng. Một lần nữa bằng sự tưởng tượng tinh tế “tàu dừa” được Trần Đăng Khoa so sánh như “chiếc lược chải vào mây xanh”, tạo nên một cảm giác mượt mà êm ả. Đang say sưa miêu tả cây dừa bằng các biện pháp nghệ thuật tu từ tinh tế, như đột nhiên Khoa nhớ đến cái ngọt mát, trong lành của nước dừa. Bằng câu hỏi tu từ:

Ai mang nước ngọt nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Khoa cho ta thấy, cây dừa không chỉ gắn bó hòa quyện với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh hài hòa nên thơ mà cây dừa còn đem lại cho cuộc sống con người những giây phút tuyệt vời khi được thưởng thức vị ngọt của nước dừa. Không chỉ dừng lại ở đây bằng nghệ thuật nhân hóa, cây dừa của Trần Đăng Khoa còn làm dịu bớt đi cái nắng gay gắt, oi ả của trưa hè:

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.

Với động từ “gọi”, “múa reo”, cây dừa của Trần Đăng Khoa trở nên có hồn, tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Giữa trời trong, với đàn cò, tiếng dừa rì rào như hòa nhịp cùng cánh cò vỗ trên trời xanh:

Trời xanh đầy tiếng rì rào,

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

Câu thơ vừa có màu sắc của “trời trong”, vừa có âm thanh “rì rào” của không gian, đàn cò trắng nổi giữa trời trong đang vỗ cánh, đang đánh nhịp “bay vào bay ra”. Khi đọc các câu thơ, ta thấy hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh cây dừa đang hòa với thiên nhiên, với lối suy nghĩ, tưởng tượng của tác giả tạo nên sự hút của bài thơ ngay từ đoạn đầu.

Khép lại bài thơ, tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê:

Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
19
7
Hoàng Anh
24/03/2022 20:44:32
+4đ tặng

Bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên qua đó tác giả ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

Dừa là cây thật gần gũi với mọi người trên dải đất hính chữ S. Đã có nhiều tác giả thơ ca, nhạc họa, viết vẽ về cây dừa mỗi tác phẩm mang một nét riêng. Bài thơ Cây dừa của tác giả Trần Đăng Khoa hiện được in trong sách Tiếng Việt lớp 2, có lẽ là tác phẩm duy nhất mà hỏi học sinh Tiểu học nào các em cũng biết và hầu hết các em đều thuộc lòng bài thơ..

Nhựt Ngu
Bài thơ người này là hay
Nhựt Ngu
Okokokokokokoko
Nhựt Ngu
Cnffifjrkgjf FC

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư