Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Qua các cuộc điện thoại nhanh, nhiều cuộc gọi bị ngắt quãng giữa chừng vì y, bác sĩ đang bộn bề công việc, tranh thủ từng giờ, từng phút cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân…, chúng tôi cũng có được chút thông tin đoàn cán bộ y, bác sĩ của tỉnh đang “gồng mình” chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh với quyết tâm cao nhất giành giật lại sự sống cho bệnh nhân.
Điều dưỡng Nông Việt Hưng, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Thạch An đang thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2 (chung cư 12 tầng, phường Tân Thới Nhất, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh), quy mô điều trị 2.500 giường bệnh. Trong đó, nhóm của anh Hưng có 7 điều dưỡng là người Cao Bằng cùng với bác sĩ, kỹ thuật viên của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày điều trị từ 230 - 250 bệnh nhân.
Công việc hằng ngày của anh Hưng là vừa chăm sóc bệnh nhân, thực hiện các y lệnh của bác sĩ, đồng thời trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân. Qua chia sẻ của anh Hưng, tại bệnh viện dã chiến, đêm cũng như ngày, chỉ có cán bộ, nhân viên y tế và các bệnh nhân; trong khó khăn, dịch bệnh đeo bám, họ coi nhau như người nhà.
Do bệnh diễn biến rất nhanh nên từng cử động nhỏ, biểu hiện của bệnh nhân được y, bác sĩ theo dõi sát sao để có biện pháp điều trị kịp thời, cố gắng không để ai bị nặng hơn. Dù ngăn cách bởi những lớp đồ bảo hộ, khẩu trang kín mít, nhưng bằng ánh mắt, hành động, các y, bác sĩ khuyên nhủ, động viên bệnh nhân, chia sẻ, đồng cảm với tâm trạng bệnh nhân như những người ruột thịt.
Gần 1 tháng làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2 đã cho anh Hưng nhiều trải nghiệm buồn, vui của nghề. Vui khi thấy những bệnh nhân khỏe mạnh, hợp tác điều trị, khi được làm thủ tục cho những bệnh nhân chỉ sau 7 - 10 ngày điều trị đã đủ điều kiện xuất viện, vui khi được nghe những lời cảm ơn của các bệnh nhân và người nhà. Nhưng buồn cũng nhiều.
Điều dưỡng Hưng chia sẻ: Có không ít bệnh nhân F0 là người thân trong cùng một nhà. Có trường hợp chúng tôi biết người thân của họ ở phòng bệnh khác đã mất, đó là những khoảnh khắc rất nặng nề, hụt hẫng, chính bác sĩ còn phải chuẩn bị tâm lý, cố gắng chia sẻ, động viên họ vượt qua nỗi đau để tiếp tục phối hợp điều trị.
Vòng quay công việc cứ thế cuốn lấy các y, bác sĩ làm cho nỗi nhớ nhà, nhớ người thân cũng vơi bớt phần nào. Có những thời điểm vừa kết thúc ca trực, quay trở ra thay đồ, vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn phòng dịch thì nhận được hiệu lệnh quay lại phòng bệnh ngay vì bệnh nhân chuyển biến nặng, y, bác sĩ lại vội vàng đóng bộ đồ bảo hộ tiếp tục công việc. Tuy cuộc nói chuyện với điều dưỡng Hưng rất ngắn, nhưng anh Hưng không quên gửi lời chúc mọi người ở quê nhà luôn mạnh khỏe và cùng nhau cố gắng để tỉnh ta không phải trải qua những cuộc chiến giữa thời bình như thế này.
Lo lắng, trăn trở là suy nghĩ ban đầu của nữ bác sĩ hồi sức cấp cứu Hoàng Thu Trang, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khi quyết định tham gia chống dịch tại thành phố mang tên Bác do chưa có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19. Nhưng vì miền Nam vẫy gọi, vì những đồng nghiệp đang ngày đêm chiến đấu đã quá tải cả về nguồn lực và vật lực nên Trang quyết tâm lên đường.
Bác sĩ Trang được phân công làm tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Dã chiến số 2; mỗi ca trực bố trí 4 bác sĩ chăm sóc cho 40 bệnh nhân nặng. Mỗi ca làm việc 8 giờ, Trang và các đồng nghiệp kín mít trong bộ đồ bảo hộ 4 lớp dày đặc, tuân thủ quy trình chặt chẽ trong điều trị bệnh nhân cũng như phòng, chống lây nhiễm cho bản thân..... mik chưa viết xog bạn thông cảm
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |