Truyện Hùng Vương là huyền thoại gốc nói về tổ tiên và việc dựng nước của người Việt. Do ý nghĩa đó mà nhiều thế hệ Việt gắng sức giải mã truyền thuyết này nhằm minh định nguồn gốc tổ tiên đất nước mình. Tuy nhiên cho đến nay chưa có phương án nào thực sự thuyết phục và vì vậy, cả tổ tiên lẫn đất nước Việt thời khởi nguyên vẫn mù mờ trong huyển thoại. Nay, dưới ánh sáng những phát kiến mới nhất của di truyền học, chúng tôi có điều kiện bàn lại chuyện này.
Muốn giải mã truyền thuyết Hùng Vương trước hết phải giải quyết hai vấn đề then chốt: một là xác định nguồn gốc sinh học của Hùng Vương và hai, xác định thời điểm cùng cương vực câu chuyện diễn ra.
Truyện kể rằng: “Cháu ba đời của Thần Nông Viêm Đế là Đế Minh sinh ra Đế Nghi. Sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra vua (Kinh Dương Vương)… Đế Minh lập đế Nghi là con trưởng nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Sách Thông giám ngoại kỷ nói: Đế Lai là con Đế Nghi.
Lạc Long Quân tên huý là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương, vua lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh trăm con trai (tục truyền trăm trứng) là tổ của Bách Việt. Một hôm vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thuỷ hoả khắc nhau, chung hợp thật khó.” Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trường là Hùng Vương, nối ngôi vua” “Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam hải, tây giáp Ba Thục, bắc đến Hồ Đông Đình, nam giáp nước Hồ Tôn tức nước Chiêm Thành.”(Đại Việt sử ký toàn thư)
Theo đoạn trích trên thì: Lạc Long Quân là cháu trực hệ của Thần Nông. Người Việt cho rằng tổ tiên của mình là Thần Nông Viêm Đế. Nhưng nhiều tài liệu nói Trung Hoa cũng nhận Thần Nông là tổ của họ. Sự tranh chấp đã điễn ra hàng ngàn năm. Nay nhờ phát kiến mới về gene ta có thể phán quyết vụ án này.
Ta biết rằng người hiện đại Homo Sapiens xuất hiện tại Đông Phi khoảng 180.000 năm trước. Khoảng 70000 năm trước, họ theo con đường Nam Á tới miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Tại đây hai đại chủng Mongoloid và Australoid hoà huyết sinh ra các chủng Indonesien, Melanesien…và tràn khắp lục địa Đông Nam Á, sau đó di cư sang châu Úc và các đảo ngoài khơi. Khoảng 40.000 năm trước, do băng hà tan, khí hậu ấm hơn, người từ Đông Nam Á đi lên khai thác miền đất ngày nay có tên là Trung Quốc. Cho đến 4000 năm TCN, người Đông Nam Á mà sau này được gọi là Bách Việt sống tại duyên hải Đông Á có nhân số chiếm 54% dân số nhân loại. Do tộc Lạc Việt giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và tiếng nói, người Bách Việt xây dựng nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển nhất thế giới.(1)
Cũng thời gian này hay muộn hơn, một nhóm Mongoloid từ Đông Nam Á theo con đường Ba Thục lên định cư ở Tây Bắc Trung Quốc và nước Mông Cổ, tạo nên chủng Mongoloid phương bắc tổ tiên của những bộ lạc du mục sau này. Điều kiện sống đã tạo nên họ là những bộ tộc thiện chiến.
Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ tràn qua Hoàng Hà chiếm đất của người Bách Việt. Rất mau chóng, người Mông Cổ hoà huyết với người bản địa tạo ra chủng mới gọi là Mongoloid phương nam. Việc lai giống này xảy ra như phản ứng dây chuyền khiến cho sau đó chủng Mongoloid phương Nam chiếm đại bộ phận dân cư Á Đông.
Từ con đường hình thành nhân chủng Đông Á trên đây, ta có thể rút ra kệt luận: Thần Nông, Đế Minh, Đế Lai, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cho đến Hùng Vương là người Bách Việt. Cụ thể hơn, là người Lạc Việt, thuộc chủng Indonesien tức là hậu duệ của những người từ Đông Nam Á đi lên.
Cũng có thể giả định câu chuyện sau: tham gia trận quyết chiến Trác Lộc trên sông Hoàng Hà, trong liên quân Việt do Đế Lai (bị gọi là Si Vưu) lãnh đạo, có cả Lạc Long Quân, con rể và cũng là em con chú của Đế Lai. Khi Đế Lai bị giết, Lạc Long Quân dẫn quân Việt cùng với gia đình lên thuyền (thời gian này, người Việt đi thuyền giỏi và làm chủ biển Đông) theo Hoàng Hà ra biển, xuôi xuống phía nam. Theo Ngọc phả Đền Hùng thì đoàn người của Lạc Long Quân đóng đô tại rào Rum ngàn Hống (núi Hồng sông Lam), sau đó di chuyển lên vùng Ao Việt (Việt Trì) lập nước Văn Lang.
Theo tài liệu khảo cổ và lịch sử thì đoàn di tản của Lạc Long Quân trở về Việt Nam quê hương cũ chỉ là đoàn mở đầu: là những người Indonesien, Melanesien mà lịch sử viết là Việt với bộ Mễ. Sau này, do sự bành trướng của kẻ xâm lăng, nhiều lớp người Bách Việt nối tiếp trở về Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Ngày càng nhiều người trong lớp di cư sau, được lai giống trở thành chủng Mongoloid phương Nam. Những người này khi trở lại Việt Nam, hoà huyết với người bản địa khiến cho vào khoảng 2000 năm TCN phần lớn dân cư Việt là Môngoloid phương Nam.(2)
Với phân tích trên, ta nhận thấy, từ Thần Nông cho đến Hùng Vương về sinh học là người Lạc Việt thuộc chủng Indonesien. Sau Hùng vương, con cháu Cụ dần dần chuyển thành chủng Mongoloid phương Nam. Người Việt ta ngày nay là con cháu đích thực của Hùng Vương.
Còn người Trung Hoa thì sao? Do chưa có tư liệu về gene người Hán cho nên hầu hết học giả trước đây lầm lẫn khi coi những người tràn qua Hoàng Hà chiếm đất của người Việt là Hán tộc. Thực ra đó là người Mông Cổ. Xuống Cửu Châu hoà huyết với người Việt, họ góp phần tạo ra chủng mới là Mongoloid phương Nam. Chủng Mongoloid phương Nam là dân cư thời Nghiêu, Thuấn, Vũ… được lịch sử gọi là Hoa Hạ. Chỉ tới đời nhà Hán, người Hoa Hạ mới được gọi là người Hán. Như vậy về mặt di truyền, trong huyết thống người Hoa Hạ vừa có máu Mongoloid phương Bắc vừa có máu Bách Việt. Một cuốn sách cổ Trung Quốc gọi rất đúng họ là ‘Viêm Hoàng tử tôn.’ Thuộc chủng Mongoloid phương Nam nên người Trung Hoa, Việt Nam cũng như đại bộ phận người Đông Á cùng là hậu duệ của Thần Nông Viêm Đế và Hiên Viên Hoàng Đế.
Theo truyền thuyết, Hùng Vương dựng nước Văn Lang trên địa vực rộng lớn: từ bờ sông Dương Tử tới tận sát nước Chiêm Thành nghĩa là phần lớn địa bàn sinh sống của người Bách Việt.
Suy nghĩ thế nào về nước Văn Lang huyền thoại này? Đây chính là chỗ mà nhiều người hiểu khác nhau.
Dựa trên thư tịch Trung Hoa nói rằng Sở Hùng Cừ làm vua nước Sở truyền nhiều đời nên một số tác giả suy luận: nước Văn Lang này là nước Sở miền Kinh Việt.
Giả thuyết này quá phụ thuộc vào sách Tàu và không phù hợp với văn bản câu chuyện vì đã đẩy kinh đô Văn Lang từ Bạch Hạc lên tận miền Kinh Sở. Không những thế, nó còn rút ngắn lịch sử Văn Lang xuống thời Chiến Quốc từ khoảng 2600 năm xuống 800 năm TCN.
Chúng tôi đề nghị kịch bản sau:
Trước hết nên hiểu khái niệm ‘nước’: ở thời đó nước là tập hợp nhiều bộ lạc cùng hay gần gũi về chủng tộc, gần nhau về ngôn ngữ, sống trong biên giới mở. Như vậy ‘nước’ Xích Quỷ là liên minh những bộ lạc Việt sống ở phía Nam sông Dương Tử do Lạc Long Quân làm thủ lĩnh. Để ghi nhớ vua cha là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân đã lấy tên cha đặt cho đất Kinh và đất Dương. Khi bại trận Trác Lộc, Lạc Long Quân đưa bầy đoàn ra biển nhưng không hiểu vì nguyên nhân nào đó, (có thể là tiên cảm về một cuộc chiến khốc liệt và kéo dài nên cần một hậu cứ vững chắc. Cũng có thể vì lòng hướng vọng về cội nguồn quê cũ?) ông không trở lại Ngũ Lĩnh mà dông thuyền theo gió Bấc đổ bộ vào Nghệ An rồi lập nước Văn Lang. Phải chăng đây là việc thiên đô và đổi quốc hiệu: đô mới là Bạch Hạc, quốc hiệu Văn Lang thay cho Xích Quỷ? Tại vùng đô hội cũ thuộc Ngũ Lĩnh những con cháu của Lạc Long Quân vẫn truyền đời làm chủ. Sau này, do tranh chấp nội bộ, nước Xích Quỷ phân ra thành những nước nhỏ như Ngô, Việt, Sở. Nước Sở mạnh lên, một dòng của Lạc Long Quân là họ Hùng lên ngôi thôn tính Ngô, Việt?
Đấy chỉ là giả thuyết nhưng có điều chắc chắn Bạch Hạc thực sự là trung tâm kinh tế văn hoá sớm và lớn của khu vực. Đồ đồng Phùng Nguyên xuất hiện từ trước nhưng tới thời kỳ này thì phát triển rực rỡ với nhiều trống đồng tinh xảo. Điều này chỉ có thể diễn ra ở địa bàn đông dân, có nền kinh tế mạnh và văn hoá cao, cũng có nghĩa là nhà nước, dù trong hình thức sơ giản cũng đã có mặt và thể hiện được hiệu lực điều hành xã hội của mình. Chính sự kiện này minh chứng cho nhà nước Văn Lang.
Như vậy, có thể giải mã truyền thuyết Hùng Vương như sau:
Lạc Long Quân là con cháu trực hệ của Thần Nông Viêm Đế, là hậu duệ của người Lạc Việt chủng Indonesien đi lên khai phá Trung Hoa từ 40.000 năm trước.
Lạc Long Quân là một thủ lĩnh của liên bộ lạc Bách Việt tập hợp trong quốc gia từ phía nam Trường Giang đến tận miền Trung Việt Nam.
Lạc Long Quân dời đô về Bạch Hạc và đổi quốc hiệu thành Văn Lang. Trong khi đó con cháu ông vẫn thống lĩnh những bộ tộc Việt miền Kinh Dương.
Sau đời nhà Chu, nước Xích Quỷ cũ bị xé ra thành những nước như Ngô, Việt, Sở… Một dòng của Lạc Long Quân họ Hùng nắm quyền ở nước Sở.
Vùng kinh đô nước Văn Lang là trung tâm kinh tế văn hoá và quyền lực trong khu vực.
Phải vậy chăng? Không phải vậy chăng kính mong quý vị cao minh chỉ giáo!
Ngày tháng tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng Vua Hùng nước.
Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau kết nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc lúa nở hoa là tổ tiên của Bách Việt.
Một hôm vua Lạc Long Quân bảo nàng Âu Cơ: " Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó ".
Vì vậy, năm mươi người theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi, làm vua.
Năm mươi người theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha về miền biển. Illustrator image
Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương.
To write memory company of the King Hùng has Khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày tháng Tổ Hùng Vương.
Đến nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 3 Âm lịch làm việc của Tổ Hùng Vương thứ 10 để tưởng nhớ Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ Tổ tiên.