Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên các nghề truyền thống mà em biết?

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 1: Kể tên các nghề truyền thống mà em biết?
Câu 2: Viết một bài thuyết trình giới thiệu một sản phẩm
truyền thống mà em ấn tượng nhất
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.175
4
2
Thanh Trúc Nguyễn
01/04/2022 08:03:38
+5đ tặng
Câu 1 Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
Câu 2 
hề này...
 
- Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề
 
- Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.
 
3. Kết bài
 
- Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề
 
- Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.
 
Thuyết minh về một làng nghề truyền thống - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên
 
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
 
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
 
(Thu Bồn)
 
Ai đã một lần đến Huế, hẳn sẽ không bao giờ quên xứ sở mộng mơ ấy. Trên dòng Hương Giang dùng dằng không chảy, những cánh hoa giấy lặng lẽ trôi theo dòng. Những cánh hoa ấy gợi nhắc cả làng nghề truyền thống của Huế - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.
 
Hoa giấy là một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra đời gần 400 năm trước dưới thời các Chúa Nguyễn. Nhưng mãi cho đến 1802 mới được mọi người biết đến.
 
Người làng kể lại năm đó, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường, ông tâu rằng: “Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Nghe xong, nhà vua hiểu được ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước
 
Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại không dễ. Bởi lẽ ngoài sự khéo tay, người thợ còn phải có óc thẩm mỹ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có đức tính kiên trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp. Hoa để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Những bông hoa giấy dưới đôi tay người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như hoa thật, thậm chí còn sinh động hơn hoa thật.
 
Hoa giấy đã trở thành một phần của Huế, tạo nên nét đẹp mộng mơ của xứ sở này. Hoa giấy tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với việc chăm chút từng nhành hoa để kịp đón xuân về, tết đến, tô điểm thêm nét đẹp của tín ngưỡng dân gian Huế, của vùng đất Thần Kinh. Trên bàn thờ của người Huế luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên còn là món quà mà nhiều du khách quốc tế yêu thích, mang về tận quốc gia của mình như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.
 
Hoa sen giấy Thanh Tiên còn được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).
 
Trải qua bao biến động của thời gian, dù nhiều loại hoa nhựa ra đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn luôn giữ được vị trí của mình. Không chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế, lưu giữ nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Anh Đức
01/04/2022 08:03:41
+4đ tặng
Câu 1
Dù nhiều làng nghề truyền thống đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá
Câu 2

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống của quê hương.

2. Thân bài

- Nêu cụ thể hơn địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

- Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống ấy:

  • Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?
  • Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?
  • Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

- Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy:

  • Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?
  • Khung cảnh làng như thế nào?
  • Sản phẩm truyền thống của làng nghề. Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại. Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.
  • Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em.
  • Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này...
  • - Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề.

    - Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.

    3. Kết bài

    - Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề.

    - Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.

4
0
Nguyễn Thị tuyết ...
01/04/2022 08:04:11
+3đ tặng
Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh
Câu 2: 

Nón lá cọ là vật dụng quen thuộc và gần gũi trong đời sống người nông dân Việt Nam. Có thể nói nón lá cọ là vật đội đầu truyền thống, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tà áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Không rõ chiếc nón lá đầu tiên ra đời từ bao giờ. Khoảng từ 2500 - 3000 năm trước công nguyên đã thấy xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, nắng. Từ những kiểu cách thô sơ ban đầu con người đã dần cải tạo làm cho chiếc nón ngày càng bền đẹp và tiện lợi hơn. Từ đó, chiếc nón lá không ngừng được phát triển qua các thời kì, trở thành vật dụng đội đầu phổ biến nhất của người Việt.

Nón lá là vật dụng đội đầu có vai trò che nắng che mưa. Nón được làm từ lá cọ nên được gọi chung là nón lá. Nón lá cọ còn được xem là một trang phục truyền thống của dân tộc ta. Có nhiều loại nón khác nhau đã được sử dụng như nón lá một lớp lá, nón lá nhiều lớp lá, nón lá chéo lớp, nón lá bẻ vành, nón quai thao (nón Bắc), nón bài thơ (nón Huế), nón dấu (nón lính); nón cời; nón gõ; nón lá sen; nón thúng; nón khua (nón quan); nón chảo ,….. Nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.

Hình dáng của nón lá cọ rất đặc biệt. Nón có hình chóp tròn. Kích thước của nón thường có đường kính vành khoảng 50cm, cao 30cm. Nón lá cọ thường có màu trắng đục của lá. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sơn màu để nón bền và đẹp hơn. Chất liệu để làm nón là lá cọ. Ngoài lá cọ, nón còn được làm từ nhiều loại lá khác. Tuy nhiên, nó làm bằng lá cọ là phổ biến nhất bởi lá cọ bền và dễ làm hơn các loại lá khác.

Cấu tạo của nón lá gồm có vành nón, chóp nón, lá cọ nguyên liệu và quai nón. Vành nón được làm từ những thanh tre uốn cong thành hình tròn có nhiều kích thước từ to nhất ở vành quai đến nhỏ dần ở chóp. những thanh tre được sơ chế kỹ lưỡng để chống mối, mọt và làm tăng độ bền. Nguyên liệu lá cọ chọn làm nón được tuyển lựa và xử lý cẩn thận, đảm bảo khô và dai. Lá được chằm vào vành khung bằng dây cước. Ở vành quai, người ta chằm sẵn hai móc quai.

Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Quai nón được thắt chặt vào vành vai, khi đội, quai quàng ngang cằm cổ giữ nón không bị lệch hoặc rơi. Để tránh làm nón bị hỏng, ở chóp người ta thường chằm một lớp ni lông chống thấm nước. Toàn bộ nón được sơn một lớp dầu bóng hoặc sơn màu chống thấm nước và giúp nón bền đẹp hơn.

Để làm ra một chiếc nón lá cọ đơn giản, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết là chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: lá cọ đã qua xử lí, vành tre, kim khâu, cước khâu,… Đầu tiên, người ta cố định vành nón từ nhỏ đến lớn trên một cái khung. Sau đó xếp đều đặn lá cọ lên trên và dùng kim khâu khâu từng lá một cho dính chặt vào khung. Thao tác này gọi là chằm khung. Để nón lá đẹp, bền chắc các mũi kim phải đều đặn, lá phải xếp ngay ngắn, phủ kín không hở. Cứ lần lượt làm như thế cho đến khi lá cọ đã phủ hết vành nón là chuyển qua khâu bẻ vành, kết đỉnh.

Ở rìa lớn nhất của nón, lá còn dư sẽ được cắt bỏ, sau đó dùng kim khâu kết chặt vành lớn và lá cọ sao cho khin khít. Để lá cọ không bị bung lên trong quá trình sử dụng, người thợ đã khéo léo cài một thanh tre mỏng nẹp chặt vành nón. Ở vành thứ 3-4 tính từ vành lớn, người thợ kết hai búi chỉ để cột quai nón.

Kết đỉnh là se khít đỉnh nón không để nước chảy vào. Phần này phía bên trong người ta thường ép thêm một lớp nilon mỏng chống nước. Các đường chỉ mỏng khin khít nhau làm cho chóp nón cứng cáp, bền chặt.

Để làm ra một chiếc nón vừa tinh xảo, vừa vắt mắt, người thợ có thể dùng chỉ cước nhiều màu hoặc vẽ lên nón những hình ảnh sinh động mô tả cuộc sống đồng quê bình dị hay những hình ảnh hoa lá, chim chóc sang trọng, làm cho chiếc nón thêm lộng lẫy. Để lá bền chặt hơn, đôi khi người ta chằm hai lớp lá lên nhau gọi là nón đôi. Loại nón này nặng hơn, vành dày hơn nón đơn, thường dùng cho các lễ hội.

Chiếc nón lá không những là một vật dụng hữu ích mà từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong trong đời sống người Việt Trước hết, nón lá có vai trò che giữ cho đầu không bị ướt mưa, chói nắng, bảo vệ phần đầu trước mọi tác động của thiên nhiên. Bởi thế chiếc nón thường được con người sử dụng khi lao động hàng ngày.

Chiếc nón còn được sử dụng như một cái quạt làm mát trên những chặng đường xa, hay trong ngày hè nóng nực. Người nông dân dùng nón làm quạt xua đi nỗi mệt nhọc trên đồng ruộng. Không những thế, nhờ kĩ thuật ghép lá tỉ mỉ, chiếc nón đôi khi còn dùng để múc nước mà không hề chảy.

Chiếc nón lá gắn chặt với hình ảnh các bà, các cô, các thiếu nữ làm tăng thêm vẻ duyên dáng. Nhất là khi chiếc nón lá đi cùng với chiếc áo dài thướt tha tạo nên một vẻ đẹp quyến rũ vô cùng. Đó cũng là vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời nay của con người Việt Nam ta.

Chiếc nón lá còn được sử dụng như một dụng cụ ca múa, trang trí làm đẹp không gian. Hình ảnh chiếc nón còn đi vào thơ ca, nhạc, họa và các loại hình nghệ thuật khác trở thành biểu tượng của cái đẹp và tâm hồn bình dị, hồn hậu của con người Việt Nam.

Nón lá cọ đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trang phục đội đầu, chiếc nón lá không còn được ưa chuộng như trước nhưng vẫn còn được các bà các cô ở những miền quê sử dụng hằng ngày.

Muốn sử dụng nón bền lâu thì phải sử dụng và bảo quản đúng cách. Nón lá dùng để đội đầu. Không nên để nón va đập mạnh với các vật nhọn, vật cứng sẽ làm nón biến dạng, mau hỏng. Không nên để nón gần lửa nóng hay dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày.

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Hãy thường xuyên lau chùi, sửa chữa, rút siết lại các đường khâu hoặc sơn phết nón để giữ gìn nón được lâu bền.

Chiếc nón lá cọ là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá cọ vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

2
0
Bngann
01/04/2022 08:04:44
+2đ tặng
Câu 1.
Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
Câu 2
Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu…”

(Thu Bồn)

Ai đã một lần đến Huế, hẳn sẽ không bao giờ quên xứ sở mộng mơ ấy. Trên dòng Hương Giang dùng dằng không chảy, những cánh hoa giấy lặng lẽ trôi theo dòng. Những cánh hoa ấy gợi nhắc về làng nghề truyền thống của Huế - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.

Hoa giấy là một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra đời gần 400 năm trước dưới thời các Chúa Nguyễn. Nhưng mãi cho đến năm 1802 mới được mọi người biết đến.

Người làng kể lại rằng năm đó, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường, ông tâu rằng: “Mỗi cành bao giờ cũng có tám hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn năm bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Nghe xong, nhà vua hiểu được ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước.

Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại không dễ. Bởi lẽ ngoài sự khéo tay, người thợ còn phải có óc thẩm mỹ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có đức tính kiên trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp. Hoa để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Những bông hoa giấy dưới đôi tay người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như hoa thật, thậm chí còn sinh động hơn hoa thật.

Hoa giấy đã trở thành một phần của Huế, tạo nên nét đẹp mộng mơ của xứ sở này. Đồng thời, nó cũng tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với việc chăm chút từng nhành hoa để kịp đón xuân về, tết đến, tô điểm thêm nét đẹp của tín ngưỡng dân gian Huế. Trên bàn thờ của người Huế luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên còn là món quà mà nhiều du khách quốc tế yêu thích, mang về tận quốc gia của mình như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc
Hoa sen giấy Thanh Tiên còn được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, Huế).

Trải qua bao biến động của thời gian, dù nhiều loại hoa nhựa ra đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn luôn giữ được vị trí của mình. Không chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế, lưu giữ nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.

2
0
Lê Ngọc Bảo Ngân
12/04/2022 17:15:11
Câu 1 Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
Câu 2 
hề này...
 
- Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề
 
- Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.
 
3. Kết bài
 
- Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề
 
- Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.
 
Thuyết minh về một làng nghề truyền thống - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên
 
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
 
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
 
(Thu Bồn)
 
Ai đã một lần đến Huế, hẳn sẽ không bao giờ quên xứ sở mộng mơ ấy. Trên dòng Hương Giang dùng dằng không chảy, những cánh hoa giấy lặng lẽ trôi theo dòng. Những cánh hoa ấy gợi nhắc cả làng nghề truyền thống của Huế - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.
 
Hoa giấy là một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra đời gần 400 năm trước dưới thời các Chúa Nguyễn. Nhưng mãi cho đến 1802 mới được mọi người biết đến.
 
Người làng kể lại năm đó, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường, ông tâu rằng: “Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Nghe xong, nhà vua hiểu được ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước
 
Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại không dễ. Bởi lẽ ngoài sự khéo tay, người thợ còn phải có óc thẩm mỹ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có đức tính kiên trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp. Hoa để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Những bông hoa giấy dưới đôi tay người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như hoa thật, thậm chí còn sinh động hơn hoa thật.
 
Hoa giấy đã trở thành một phần của Huế, tạo nên nét đẹp mộng mơ của xứ sở này. Hoa giấy tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với việc chăm chút từng nhành hoa để kịp đón xuân về, tết đến, tô điểm thêm nét đẹp của tín ngưỡng dân gian Huế, của vùng đất Thần Kinh. Trên bàn thờ của người Huế luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên còn là món quà mà nhiều du khách quốc tế yêu thích, mang về tận quốc gia của mình như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.
 
Hoa sen giấy Thanh Tiên còn được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).
 
Trải qua bao biến động của thời gian, dù nhiều loại hoa nhựa ra đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn luôn giữ được vị trí của mình. Không chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế, lưu giữ nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.
 
0
1
しいです私は悲
12/04/2022 18:08:06
Câu 1: nghề mộc, nghề gốm ,nghề làm nhang 
 Cau2 : nghè truyền thống mà em ấn tuộng nhất là nghề gốm vì nó mang về cho người mua nhiều sản phẩm độc đáo , đệp đẻ mang lại thu nhập cao cho người bán

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×