Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng nào của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy?

PHẦN I: (4 điểm) Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4: …
“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ra rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
Câu 1: (0,5điểm) Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng nào của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3: (1 điểm) Xác định những câu độc thoại nội tâm trong đoạn trích và cho biết thế nào là độc thoại nội tâm?
Câu 4: (2 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (200 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu đất nước?
PHẦN II: (6 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỳ Đồng chí!

3 trả lời
Hỏi chi tiết
497
2
0
anh
03/04/2022 13:35:10
+5đ tặng

 Độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...

b,Chỉ ra phép liên kết hình thức mà tác giả sử dụng trong đoạn văn

- Phép thế: Ông Hai - Ông lão - bố, mấy đứa trẻ - lũ con,

 

c, Nêu nội dung của đoạn trích trên

Nỗi đau của ông Hai khi thấy làng trở thành Việt gian

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tr Hải
03/04/2022 13:36:08
+4đ tặng

Độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...

b,Chỉ ra phép liên kết hình thức mà tác giả sử dụng trong đoạn văn

- Phép thế: Ông Hai - Ông lão - bố, mấy đứa trẻ - lũ con,

 

c, Nêu nội dung của đoạn trích trên

Nỗi đau của ông Hai khi thấy làng trở thành Việt gian
 

2
0
Han
03/04/2022 13:37:52
+3đ tặng
câu 1 
đoạn trích trên diễn tả tâm trạng thất  tủi hơn dằn vặt ông thương  con ông xen chút tức giận 
- ông hai như vậy là vì nghe tin làng ông theo giặc ông thương các con sợ chung bị hắt hủi bàn tán sợ bị đuổi ra khỏi làng 
câu 2 
PTBD biểu cảm 
câu 3 
độc thoại nội tâm : Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ra rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu
độc  nội tâm là phát ngôn của nhân vật  nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. 
câu 4 ggggg
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.
Phần 2 

"Đồng chí!” Hai tiếng gọi nghe sao thân thương bình dị mà yêu mến đến vậy. Tình đồng chí là thứ tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc chiến đấu ấy. Cảm nhận được sự sâu nặng trong tình cảm của những anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu, một chiến sĩ – một nhà thơ đã xúc động viết lên tác phẩm Đồng chí. Bài thơ đã lưu dấu lại trong trái tim bao bạn đọc với biết bao cảm xúc. Tác phẩm đã ngợi ca tình cảm đồng chí đồng đội trong gian khổ, hiểm nguy vẫn luôn có nhau. Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng như cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí sẽ cho thấy rất rõ điều đó.

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Ông sinh năm 1926 mất năm 2007. Chính Hữu sinh ra ở Vinh. Ông từng học tú tài ngành trí học ở Hà Nội. Khi cách mạng bùng lên, ông nhanh chóng gia nhập vào hàng ngũ những người yêu nước. Năm 1946, ông tham gia vào trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như kháng chiến chống Mĩ.

Chính Hữu hoạt động cách mạng sôi nổi nhiệt thành và có nhiều đóng góp cho công cuộc cách mạng. Ông từng làm chính trị viên đại học trong kháng chiến Điện Biên Phủ năm 1954. Ngoài ra, ông còn là nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm của ông đều để dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Chính Hữu đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần hai vào năm 2000.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chính trị mà ông còn hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực thơ văn. Ông bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1947. Và ông hầu hết chỉ viết về người lính. Có thể nói người lính đã trở thành một hình tượng tiêu biểu trong thơ của Chính Hữu.

Phong cách sáng tác của Chính Hữu: Những tác phẩm của Chính Hữu không nhiều, trong số đó đa phần là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với những cảm xúc dồn nén, vừa sâu lắng thiết tha, trầm hùng lại vừa giản dị hàm súc, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, đặc sắc. Chính điều này đã làm nên một Chính Hữu với phong cách thơ bình dị hàm súc.

Nhắc đến sáng tác của Chính Hữu không thể không nhắc đến tập thơ “Đầu súng trăng treo” được ông sáng tác vào năm 1966. Trong tập thơ ấy nổi bật nhất phải kể đến bài thơ Đồng chí. Bài thơ này được ông sáng tác vào năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.

Thời gian Chính Hữu viết bài thơ này thì khi đó ông là chính trị viên đại đội, đã từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc, và cũng là người đã từng sống trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp và như một lời động viên tinh thần cho những người lính đang ngày đêm chiến đấu quên mình – những người lính vào sinh ra tử, và cũng là cho chính bản thân tác giả.

Trong những câu thơ đầu, Chính Hữu đã lí giải về cơ sở của tình đồng chí qua hoàn cảnh xuất thân, từ những con người xa lạ đã trở thành đồng đội đồng chí của nhau. Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí còn cho thấy sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí.

Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí sẽ thấy mở đầu tác phẩm, Chính Hữu đã nói về hoàn cảnh xuất thân của những người lính – những người chiến sĩ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Biện pháp song hành xuất hiện – “quê hương anh” đối với “làng tôi”. Từ ấy cho thấy tôi và anh đến từ những nơi khác nhau, đều chỉ là những người xa lạ. Nhưng ngay từ đầu tôi và anh đã có điểm chung. Điểm chung đó là tuy khác nhau nhưng ta lại có cùng xuất thân cùng hoàn cảnh như nhau “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.

“Nước mặn đồng chua” hay “đất cày lên sỏi đá” là những cụm từ đã cho thấy sự nghèo khó và vất vả của những người nông dân. Những người lính ấy có người xuất thân từ ngư dân miền biển “nước mặn đồng chua”, lại có những người xuất thân từ người nông dân chân lấm tay bùn “đất cày lên sỏi đá”.

Cuộc sống của họ vẫn quẩn quanh trong cái nghèo chạy lo từng bữa cơm vất vả. Chúng ta đều xuất thân từ tầng lớp bé nhỏ thấp cổ bé họng nhất trong xã hội. Đó là những người nông dân hiền lành một nắng hai sương ngày ngày vất vả bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Có thể thấy, những người lính đều có sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, đều bị cái nghèo khó bủa vây – đây cũng chính là cơ sở của sự đồng cảm giai cấp giữa những người lính cách mạng.

Thế nhưng khi đất nước cần những người nông dân hiền lành ấy biết hóa thân biết hy sinh để bảo vệ hòa bình độc lập tự do của đất nước. Cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí đã làm ta liên tưởng đến hình ảnh người nông dân đầy cảm động trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu:

“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; rồi tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”

Chưa quen cung ngựa, đâu biết trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”

Cũng chính vì xuất thân bình dị ấy mà tôi và anh có thể đồng cảm thấu hiểu với nhau nhiều hơn. Đó cũng chính là cơ sở tiền đề quan trọng để chúng ta gắn kết với nhau và sau này sẽ trở thành những người người tri kỉ bên nhau.

Sau khi nói về hoàn cảnh xuất thân tạo tiền đề cho sự kết nối sau này, tác giả còn nhắc nhớ đến những ngày đầu gặp gỡ:

“Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ đầu chúng ta không quen biết nhau, đến từ khắp mọi miền đất nước nên ban đầu gặp gỡ ấy chúng ta chỉ là “người xa lạ”. “Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”, chúng ta quen biết nhau gặp gỡ nhau chính là nhờ có cùng chí hướng, cùng quyết tâm cùng chung sức bảo vệ đất nước.

Khi đất nước rơi vào tay giặc, tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc thì họ – những người nông dân chất phác ấy không thể ngồi yên nhìn đất nước rơi vào tay giặc. Họ đã đứng lên cùng nhau chung tay dốc hết sức mình để bảo vệ đất nước. Dù biết sẽ có hi sinh có mất mát nhưng họ vẫn quyết định vùng lên. Đó là một tinh thần một nghĩa cử cao đẹp, vì nghĩa lớn mà quên đi bản thân.

Tôi và anh tuy đến từ những nơi khác nhau nhưng chính tình yêu nước đã gắn kết chúng ta lại với nhau. Không chỉ giống nhau về hoàn cảnh xuất thân mà còn giống nhau về chí hướng. Đó mới là điều quan trọng, là mối liên kết chặt chẽ từ trái tim đến trái tim. Câu thơ đã thể hiện một cách xúc động tấm lòng ý thức sâu sắc về nghĩa vụ trách nhiệm đối với đất nước của những người nông dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư