LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn về văn học và tình thương

Viết đoạn văn ngắn về văn học và tình thương
2 trả lời
Hỏi chi tiết
239
0
0
_ღĐức Phátღ_
03/04/2022 14:58:14
+5đ tặng
Văn chương nghệ thuật là thứ chỉ có trong đời sống văn hóa tinh thần của con người, nó mang đến những tác động nhất định đến tâm tư, tình cảm và nhận thức của con người. Con người chúng ta luôn sống bằng tình thương và đề cao lòng nhân ái, giữa văn học và con người có sự liên kết chính nhờ tình thương ấy. Trong bản thân văn học và tình thương của con người tồn tại mối quan hệ sâu sắc, gắn bó mật thiết với nhau.

Văn học nói chung được hiểu là một bộ môn nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh bằng nhiều phương thức khác nhau để thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của người viết. Những tác phẩm văn học là những văn bản mang ý nghĩa giá trị về trí tuệ, tư tưởng, triết lý cao, hoặc có thể mang lại sự đồng cảm trong suy nghĩ và nhận thức. Tình thương là một trong những khía cạnh tình cảm của con người, biểu hiện của sự giao cảm giữa con người với con người và con người với thế giới xung quanh. Tình thương được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau, có thể là lòng đồng cảm, thương xót, có thể là ngợi ca và trân trọng hay thậm chí là tiếng nói phê phán, lên án. Giữa văn học và tình thương tồn tại mối quan hệ tương hỗ và gắn bó mật thiết với nhau.

Trước hết, tình thương chính là mục đích cuối cùng mà văn học hướng đến, văn học dù ở trên phương diện nào, được thể hiện bằng cách nào cũng chỉ hướng đến tình thương của con người. Bởi một tác phẩm văn học chân chính là phải hướng đến con người, phục vụ đời sống tình cảm của con người. Văn học được coi như một đại diện của tính nhân văn, nhân đạo của con người, không chỉ mang đến sự đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia với nỗi đau thương, bất công và mất mát của con người mà còn đi tới những góc khuất trong đời sống tình cảm của họ để san sẻ. Giống như Ngô Tất Tố với những kiếp người như chị Dậu trong "Tắt đèn", chị em Liên trong "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, hay Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du...

Văn học còn là những bài ca, tiếng nói ca ngợi về tình thương, những phẩm chất cao đẹp của con người, vẻ đẹp giá trị và trân trọng tình cảm của con người. Ví dụ như ca ngợi về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam có "Thương vợ" của Tú Xương, ca ngợi tư tưởng nhân đạo như "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi... Phê phán và lên án những mặt tối trong xã hội cũng chính là biểu hiện tình thương của văn học, thông qua văn học những khuất tất, mặt trái của xã hội được phơi bày ra ánh sáng (Lão Hạc, Tắt đèn...), những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội được lên án mạnh mẽ (Hạnh phúc của một tang gia, Những ngày thơ ấu...), ngay cả việc lên án chế độ xã hội các thế lực chèn ép quyền sống con người cũng được triệt để qua văn học (Truyện Kiều, Chí Phèo...). Tình thương lại chính là nguồn cảm hứng vô tận cho văn học, bởi trong mọi hoàn cảnh tâm lý và bối cảnh xã hội, tình thương của con người vẫn luôn tồn tại. Văn học ra đời để truyền tải tình thương và gìn giữ những giá trị tình thương của con người, mọi khía cạnh của tình thương đều được văn học khai thác triệt để để có thể gắn kết con người, đưa con người gần lại với nhau và thấu hiểu nhau hơn.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hải
03/04/2022 14:58:23
+4đ tặng

Tương thân tương ái là một đạo lý cao đẹp, là truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Truyền thống ấy được thể hiện thông qua nhiều những câu ca dao, tục ngữ chẳng hạn như “lá lành đùm lá rách”. Tình thương giữa con người với con người vì thế mà được đề cao. Trong văn học, tình thương cũng luôn được nhắc tới như một lẽ tất yếu. Con người quả thực chẳng thể nào sống mà không có tình thương.

Khởi nguồn của văn học với những truyền thuyết, chúng ta đã biết đến dân tộc Việt Nam được sinh ra từ cái bọc trăm trứng. Như vậy, tất cả chúng ta đều là anh em một nhà mà đã là anh em một nhà thì cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Sau này, để tiếp tục cho người đời sau hiểu về tình thương giữa con người với nhau thì người xưa lại tiếp tục đúc kết lại thành những câu ca dao. Rồi tiếp sau đó là những mẩu truyện ngắn, những tác phẩm văn chương đặc sắc.

Khi nói về tình cảm giữa anh em trong một nhà, chúng ta có thể nhớ đến ngay câu ca dao: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Câu ca dao nói về sự gắn bó khăng khít giữa anh em trong một gia đình giống như tay với chân nên cần phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Thậm chí ngay cả với những người không cùng chung huyết thống như đều là anh em trong một nước thì cũng cần phải đoàn kết thương yêu nhau như câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay như câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” cũng là ý nói người dân sống trong cùng một đất nước thì phải biết thương yêu lẫn nhau.

Sau này, những tác phẩm văn chương lớn hơn cũng xoay quanh tình thương của con người. Văn chương thể hiện tình thương mà trước hết đó là tình cảm giữa những con người trong gia đình. Đọc Những ngày thơ ấu, chúng ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng giữa bé Hồng và mẹ của mình. Mẹ, người đã sinh thành ra chúng ta, chỉ một tiếng gọi ấy thôi cũng đủ khiến cho bao người phải xúc động. Ngay cả khi mẹ của cậu phải bỏ lại cậu để đi tha hương cầu thực thì tình yêu mà bé Hồng dành cho mẹ cũng không bao giờ nguôi. Cậu bé yêu mẹ, thương mẹ và kính mẹ.

Cùng với tình mẫu tử, văn chương cũng ca ngợi tình cảm vợ chồng. Người xưa có câu “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” cho ta thấy sức mạnh của tình nghĩa vợ chồng lớn đến nhường nào. Trong văn học, ta cũng thấy được có những mối tình vợ chồng sâu đậm, khăng khít. Chẳng hạn như tình cảm của chị Dậu dành cho chồng của mình. Là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng khi thấy chồng bị đánh, chị đã dám lao mình vào để bảo vệ chồng. Hành đồng ấy của chị mới cao đẹp làm sao.

Một thứ tình cảm nữa không thể không nhắc đến là tình cảm của anh em trong một nhà như trong câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Ngay cả những con búp bê cũng không nỡ xa nhau mà hai anh em Thành và Thuỷ lại phải chia ly. Thật khiến cho người đọc xúc động biết bao.

Rồi thì tình làng nghĩa xóm cũng được ca ngợi nhiều trong văn học. Người xưa có câu “hàng xóm tối lửa đắt đèn có nhau” hay “bán anh em xa mua láng giềng gần” ý nói những người sống gần gũi với nhau thì nên giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn. Chính những lúc khó khăn chúng ta mới thấy rằng người bên cạnh mình là người quan trọng nhất. Tuy không phải là anh em mà lại gần gũi hơn cả anh em.

Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta có thể thấy rằng văn học và tình thương gần như là một. Văn học là sự phản ánh của tình thương. Văn học cho con người ta nhìn thấy tình thương, xích người ta lại gần với nhau hơn. Nhờ có văn học, tâm hồn của con người mới được rộng mở. Từ ấy, chúng ta biết yêu, biết thương và biết trân trọng cuộc đời này.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư