Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 7
03/04/2022 20:23:00

Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các chiến tranh Nam-Bắc Triều và Trịnh-Nguyễn. Hậu quả tính chất của nó

Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các chiến tranh Nam-Bắc Triều và Trịnh-Nguyễn. Hậu quả tính chất của nó?
Câu 2: Bằng những sự kiện lịch sử ,em hãy làm sáng tỏ nhận định: " Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên 2 sự nghiệp lớn; bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc"
Câu 3: phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Câu 4: vua Quang Trung đã có những chính sách gì để khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa ổn định xã hội I?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
106
2
0
Avicii
03/04/2022 20:23:27
+5đ tặng

Nguyên nhân hình thành cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.Lợi dụng tình hình đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều)Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một số người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “ Phù Lê diệt Mạc” Nam triều.

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:

Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận HóaTại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ

Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

=> Ý kiến của em về tính chất của các cuộc chiến tranh nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn: là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa. Em ko đồng tình với các cuộc chiến tranh này vì nó để lại hậu quả lớn đối với đất nước như : nhân dân đói khổ , làng mạc bị tàn phá ....

Em không đồng tình với 2 cuộc chiến tranh vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, làm tổn hại về người và của

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương
03/04/2022 20:23:32
+4đ tặng

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.

- Tài chỉ huy quân sự của Quang Trung với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, biết tận dụng thời cơ và tạo thế bất ngờ.

=> Ý chí đấu tranh mãnh liệt và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta là nguyên nhân quyết định cho thắng lợi. Vì ý chí quyết tâm đánh đuổi kẻ thù và sức mạnh đoàn kết toàn dân là không gì có thể lay chuyển được, nó có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo