Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nghị luận văn học về bài thơ Từ ấy

viết một đoạn văn nghị luận văn học về bài thơ Từ Ấy
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
291
1
0
Han
04/04/2022 22:38:21
+5đ tặng

Tố Hữu đã diễn tả rất chân thành niềm vui sướng, say mê của mình khi bắt gặp lí tưởng của Đảng:

   Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

  Mặt trời chân lí chói qua tim 

Hồn tôi là một vườn hoa lá

            Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

      Tháng 7- 1983, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, cái mốc Từ ấy chính là đánh dấu thời điểm đó. Bằng hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí và cách nói ngoa dụ chói qua tim, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Tâm hồn ấy giờ đây là một thê giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên yêu nước, còn gì đáng quý hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt? Tóm lại, Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sông và niềm tin yêu đời, làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hải
04/04/2022 22:38:47
+4đ tặng

Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời thi sĩ và chiến sĩ của Tố Hữu luôn song hành với nhau. Trên hành trình vừa làm chiến sĩ vừa làm thi sĩ, Tố Hữu đã có nhiều cột mốc quan trọng nhưng cột mốc đáng chú ý nhất là cột mốc khi giác ngộ lý tưởng Đảng vào 1937.

Ở thời điểm này, Tố Hữu đã có một bài thơ ghi lại ấn tượng của buổi đầu ấy, bài thơ có tên “Từ ấy”. Bài thơ “Từ ấy” được in trong tập thơ cùng tên, là một trong những bài thơ đặc sắc của Tố Hữu. Bài thơ là tiếng reo vui của người thanh niên trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ lý tưởng Đảng và nhận thức mới của người thanh niên ấy khi đi với cách mạng. Tiếng reo vui của buổi đầu đi với cách mạng được Tố Hữu thể hiện một cách rất hình ảnh và sinh động.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
.............
Không áo cơm cù bất cù bơ”.

Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920, thời tuổi trẻ sống trong đêm trường nô lệ nhưng may mắn cho Tố Hữu là năm 1937 được giác ngộ cách mạng, rồi 1939 được kết nạp vào Đảng. Đó là thời kỳ Tố Hữu chuyển mình từ một thanh niên học sinh sang làm một chiến sĩ cộng sản. Tố Hữu đã ghi lại tâm trạng của thời kỳ này đó là thời kỳ thời điểm mà nhà thơ reo vui khi gặp lý tưởng Đảng.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

“Từ ấy” là thời điểm người thanh niên Tố Hữu đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng Đảng. Thời điểm ấy trong tâm hồn nhà thơ có một sự nồng ấm nồng nhiệt của một nhiệt huyết cách mạng mà nhà thơ đã cảm giác như một thứ nắng hạ chói chang.

Cảm giác ấy là vì lý tưởng Đảng, ánh sáng cách mạng như là “mặt trời chân lý” bừng sáng “chói qua tim”. Tim là nơi hội tụ của tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, ánh sáng chân lí chói qua tim là một sự sáng bừng sáng tỏ trong tình cảm, trong nhận thức của người thanh niên cách mạng.

Sau khi được ánh sáng Đảng, lý tưởng cách mạng như mặt trời chân lý rọi vào sáng tỏ thì nhà thơ cảm thấy tâm hồn mình như được hồi sinh.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Như ta đã biết trong bài thơ “Một nhành xuân” 1980, Tố Hữu đã tự thuật lại quãng đời trước khi gặp lý tưởng Đảng rằng:

Tôi đã khô như cây sậy ven đường
Đâu ước làm chim thơm và trái ngọt
Tôi đã chết im lặng như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lánh lót cho đời”.

Một tâm hồn khô héo như thế này bỗng nhiên trỗi dậy hồi sinh. Nhà thơ cảm thấy trong tâm hồn mình xanh tươi như “một vườn hoa lá” có hương sắc hương thơm và cả “rộn tiếng chim”. Cũng có nghĩa là tâm hồn như được sống lại, rạo rực mê say, có đủ âm thanh màu sắc.

Thật khó có hình ảnh nào ví về sự hồi sinh tâm hồn hình ảnh hơn thế, sinh động hơn thế. Bốn câu thơ mở đầu với những hình ảnh thơ mới lạ sáng tạo, nhà thơ vừa thể hiện được cảm giác reo vui khi lý tưởng Đảng soi rọi vào tâm hồn mình, khi tâm hồn mình được hồi sinh dưới ánh sáng chân lý Đảng.

Sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để xiết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

Nếu như các nhà thơ lãng mạn cùng thời chưa có một nhân sinh quan sống đúng, họ sống chán nản hoặc tách biệt với nhân dân. Chẳng hạn như Xuân Diệu viết:

“Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có ai bè bạn nổi cùng ta”.

Hay như Chế Lan Viên thì nói:

“Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng biết
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”.

Thì Tố Hữu lại có một nhận thức mới mẻ đúng đắn đó là:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi”.

Buộc là một cách nói ngoa dụ nhưng nhằm nhấn mạnh sự gắn bó đoàn kết với mọi người với nhân dân. Và Tố Hữu xác định gắn bó đoàn kết chưa đủ mà phải trang trải tình cảm, chia sẽ yêu thương với trăm nơi với mọi nhà. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới.

Sau nhận thức buộc và trang trải tình cảm nhà thơ còn thể hiện một nhận thức mới cụ thể hơn, đó là buộc và trang trải tình cảm với bao hồn khổ là với những con người lao khổ, để không ngoài mục đích là cho “mạnh khối đời” cho mạnh đội ngũ chiến đấu. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẻ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể.

Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng. Sau khi diễn tả quá trình tiếp nhận ánh sáng Đảng, sự thay đổi nhận thức cuộc sống, nhà thơ đi đến nêu lên trách nhiệm của mình đối với cuộc đời đối với cách mạng. Trách nhiệm đó được nhà thơ thể hiện rất cụ thể:

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”.

Với vạn nhà thì làm con, với những kiếp phôi pha là quá khứ cha ông thì làm em, còn với những em nhỏ cù bất cù bơ thì làm anh. Con của mọi nhà thì phải trung hiếu với mọi nhà, em của kiếp phôi pha thì phải noi gương tiếp bước cha ông trong quá khứ, còn làm anh của đàn em nhỏ thì phải nâng đỡ che chở cứu rỗi cho họ.

Nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mình nhưng không phải chung chung mà rất cụ thể, rất đúng với vai trò của người thanh niên trong thời điểm thời bấy giờ. Đặc biệt ở khổ thơ này tác giả có đề cập đến hình ảnh làm anh những đàn em nhỏ cù bất cù bơ, đó cũng chính là một trách nhiệm đối với những hồn lao khổ mà tác giả đã nói ở phần thơ trên.

Bài thơ “Từ ấy” đã ghi lại một cột móc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Đọc bài thơ này, người đọc cảm nhận được một Tố Hữu trong buổi đầu đến với cách mạng đã rất nồng nhiệt tiếp nhận ánh sáng lý tưởng Đảng và có một sự thay đổi khá toàn diện về nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan.

Tuy viết về một thời khắc lịch sử, một thời điểm lịch sử hoạt động cách mạng của mình nhưng Tố Hữu không diễn đạt một cách khô khan mang tính khẩu hiệu, mà trái lại được diễn đạt một cách sinh động qua những hình ảnh rất gợi hình gợi cảm. Vì thế một bài thơ cách mạng những vẫn xanh tươi trong lòng người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×