Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề 3: a, Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
Bài làm
Qua câu thơ: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" trong bài "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm có thể thấy: Đất nước gắn liền với tình cảm vợ chồng rất Việt Nam, càng gian nan vất vả thì càng son sắt, thủy chung. Điều này được tác giả thể hiện bằng hình ảnh "gừng cay muối mặn".
Nói tời tình cảm của con người a dao lại dùng hỉnh ảnh muối mặn – gừng cay là vì: Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, có đắng cay. Tình người có trải qua những dư vị ấy mới thêm sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau.
Hình ảnh này được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lấy từ những bài ca dao có nét tương đồng như:
"Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
hay:
"Muối mặn ba năm còn mặn
Gừng cay chín tháng còn cay
Dù ai xuyên tạc lá lay
Sắt son nguyện giữ lòng này thủy chung."
hoặc:
"Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau".
Đây là những câu ca dao xưa, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó nên tình nghĩa vợ chồng. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát đúc kết nên cái tình cái nghĩa vợ chồng của cha ông ta từ bao đời nay, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng xa hơn là tình cảm làng xóm, đồng loại đã là chất keo vô hình cho tình yêu nước lớn lao mà trong mỗi chúng ta ai cũng có
Sự khác biệt giữa hình ảnh "muối – gừng" trong ca dao và câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: trong ca dao, "muối – gừng" được dùng như hình ảnh tượng trưng của tình yêu lứa đôi bền chặt qua những câu thề nguyền, hẹn ước. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, "muối – gừng" còn biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên – nguồn mạch tạo nên giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của đất nước. Đất nước là nơi bắt nguồn của tổ ấm. Đất nước, dù đi bất cứ đâu, ai ai đều nhớ về. Ở nơi ấy, có gia đình, bạn bè, có những lời ru của mẹ, có tiếng kể chuyện cổ tích của bà. Đất nước – nơi tôi lớn lên trong hòa bình, trong sự yêu thương của cha mẹ, người thân. Tôi yêu đất nước, yêu con người Việt Nam, yêu từng nhánh cây, ngọn cỏ trong đó. Vậy đất nước không là những khái niệm trừu tượng mà là những gì gần gũi thân thương trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì thế, giọng điệu tâm tình trong những câu ca dao là giọng trao duyên đằm thắm, ngọt ngào; giọng tâm tình trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là giọng hồi tưởng, có sắc thái trang trọng.
Muối mặn gừng cay là 2 thứ gia vị không dễ chịu (như vị ngọt, mát) để nói về gian nan, vất vả. Nhưng vị mặn của muối hay vị cay của gừng lại rất đậm đà, rất khó quên nên có thể đem so sánh với tình nghĩa sâu đậm, thắm thiết. Những câu ca dao trên hay câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đều ca ngợi tình nghĩa thủy chung, son sắt, vượt lên trên những nhọc nhằn, khó khăn của cuộc sống. Thủy chung, nghĩa tình cũng là phẩm hạnh bao đời của người Việt Nam, như một tính cách dân tộc. Thuần phong mĩ tục này gợi lại một cội nguồn dân tộc không bao giờ bị ngoại lai.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |