Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý chung của bài văn nghị luận

dàn ý chung của bài văn nghị luận
1 trả lời
Hỏi chi tiết
101
1
0
Vũ Phan Bảo Hân
05/04/2022 10:02:26
+5đ tặng
Mở bài.
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (dẫn vào vấn đề, nêu vấn đề, trích dẫn đề).

Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về lòng biết ơn”.

“Uống nước nhớ nguồn”, “Con ơi ghi nhớ lời này – Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên” …. khi nghe đến những câu tục ngữ trên mỗi người chúng ta đều cảm thấy tự hào đối thế hệ đi trước, niềm tự hào thể hiện qua lòng biết ơn. Có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lòng biết ơn thể hiện giá trị cơ bản nhất của con người. Vậy lòng biết ơn là gì?

Thân bài
  • Luận điểm 1: Giải thích vấn đề.

–         Tìm và giải thích các từ khóa liên quan đến vấn đề được đặt ra bằng cách đặt trên cơ sở các nghĩa của từ và câu (nghĩa đen và nghĩa bóng), giải thích ý nghĩa liên quan đến vấn đề được đặt ra ở đề bài.

 

 

 

Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về hiện tượng sống ảo hiện nay” thì từ ngữ chúng ta phân tích là từ “sống ảo”. “Sống ảo” theo cách hiểu thông thường là sống không thực tế, lối sống khác thường con người trên mạng xã hội.

  • Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề.

–         Đặt vấn đề nghị luận soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau (từ lịch sử, từ xã hội, thực trạng ngày nay, … ) để có góc nhìn vấn đề trên nhiều phương diện.

–         Sử dụng những luận cứ để phân tích và làm rõ thêm các vấn đề.

Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về sức mạnh ý chí của con người”. Về vấn đề này có thể soi chiếu vào góc độ lịch sử và hiện thực ngày này. Về góc độ lịch sử, từ xa xưa bằng ý chí kiên cường ông cha ta đã bảo vệ đất nước trước bao sự xâm lược của thế lực thù địch … Về góc độ thực trạng hiện nay, ý chí kiên cường sức mạnh luôn cố gắng vươn lên mỗi ngày trở thành người có ích cho xã hội như tấm gương của Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, Helen Keller…

 

  • Luận điểm 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề.

–         Bình luận, đánh giá về vấn đề (khẳng định câu nói này đúng hay là sai, hay vừa đúng vừa sai). Lưu ý lấy thêm dẫn chứng để thuyết phục.

–         Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

–         Đề xuất giải pháp, hướng khắc phục hoặc hướng bản thân em sẽ áp dụng nó như thế nào.

Ví dụ: Đề bài “Sự cần thiết của gia đình trong đời sống con người”

+ Gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi con người. Gia đình giúp hình thành nhân cách và phát triển nhân cách của con người, là gốc của con người. Mặt khác, chúng ta có thể thấy có những trường hợp trẻ mồ côi vẫn được lớn lên, được giáo dục tốt dù không xuất phát từ gia đình, vẫn trở thành người thành đạt và thành công, hữu ích cho xã hội.

+ Mở rộng vấn đề: Gia đình là nơi con người được sống là chính mình. Mỗi thành viên cần ra sức xây dựng và có trách nhiệm với gia đình của chính mình, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, bài trừ những hành vi gây mất hạnh phúc trong gia đình như thói ngoại tình, gia trưởng, con cái hỗn láo với cha mẹ, …

 

Kết bài
  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận, gửi thông điệp đến mọi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo