LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy thuyết minh về lễ hội Tây Thiên

Hãy thuyết minh về lễ hội Tây Thiên
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.895
0
2
anh
05/04/2022 16:12:26
+5đ tặng
Trong các khu du lich nghỉ mát nổi tiếng của Vĩnh Phúc như: Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, khu du lịch hồ Đại Lải, khu vui chơi Ao Vua, khu nghỉ mát Đầm Vạc,... Nhưng ấn tượng với em nhất vẫn là dãy núi Tam Đảo uy nghi và hùng vĩ.
Dãy núi Tam Đảo nằm ở trong huyện Tam Đảo. Ở đây có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, Nhiệt độ trung bình là 18°C->25°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiêt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C->38°C thì ở Tam Đảo lại là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong một ngày. Buổi sáng ở Tam Đảo se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối và ban đêm lại lạnh giá của mùa đông. Chính vì vậy, Tam Đảo đã trở thành một điểm thu hút tất cả các du khách trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc.
Khu du lịch Tam Đảo nhỏ bé, xinh xắn với những con dường lên xuống quoằn ngoèo, quanh co, những dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Nguồn gốc cái tên Tam Đảo có được là do 3 ngọn núi cao: Thạc Bàn, Thiên Nhị và Phù Nghĩa nhô lên trên mấy trười tạo nên.
Không chỉ phong cảnh đẹp và hấp dẫn mà Tam Đảo còn có rất nhiều những địa điểm vui chơi, giải trí và tham quan rất thu hút các khách du lịch. Nhác đến Tam Đảo thì ta phải nhắc đến đầu tiên là: Tháp truyền hình. Tháp truyền hình nằm trên đỉnh núi Thiên Nhị. Đường đi lên Tháp tuy hơi vất vả một chút nhưng rất lãng mạn, nên thơ. Dọc hai bên đường lên là những hàng cây phong lan, cúc quỳ và nhiều loài hoa dại không tên khác. Ở đây cũng có rất nhiều các loài bướm khác nhau, đủ màu sắc bay rập rờn trên hoa lá. Sau khi leo bộ theo những bậc thang lên trên đỉnh Thiên Nhị và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình, ta sẽ cảm thấy rất thoải mái và sảng khoái.
Nổi tiếng của Tam Đảo còn có Thác Bạc ở dưới thung lũng sâu. Lý do vì sao mọi người lại gọi là Thác Bạc là vì: Tháp Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao ào ào tuôn nước, thả vào trong gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa. Nước ở Thác Bạc rất trong và mát lại thường. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Các du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường này.
Tam Đảo không chỉ có Tháp truyền hình và Thác Bạc mà còn có rất nhiều các khu vui chơi, giải trí và tham quan khác như: Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, đình Rùng Rình, Nhà thờ cổ Tam Đảo, sân Golf, ... Tuy mỗi khu vui chơi, giải trí và tham quan này lại có một sắc thái và vẻ đẹp riêng nhưng đều toát lên được vẻ thiêng liêng và hùng vĩ.
Mỗi nơi nổi tiếng, mỗi khu du lịch hoặc danh lam thắng cảnh đều có những đặc sản riêng của mình. Tam Đảo cũng vậy, đặc sản của Tam Đảo đó chính là món rau Susu. Đến với Tam Đảo, chúng ta có thế nhìn thấy loại rau này có mặt ở khắp nơi. Susu mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của rau susu. Và đặc biệt nhất đó chính là chất lượng của rau: Rau susu của Tam Đảo đã được cấp thương hiệu là rau sạch, an toàn vì thế chúng ta sẽ không phải lo bị ngộ độc thực phẩm khi thưởng thức món ăn này.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừ thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mấy gió, sương khối vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho chúng ta nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi ta vừa bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có một cái điều hòa thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong lành, mát lạnh đến mê hồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Ngân Nguyễn Thị
05/04/2022 16:12:27
+4đ tặng

"Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên
Mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về"

Có lẽ câu ca ấy đã vẽ lên trong chúng ta vẻ đẹp đến say đắm lòng người của khu thắng cảnh Tây Thiên. Cùng nhau trở về và khám phá khu thắng cảnh tuyệt diệu này chắc hẳn sẽ mang đến cho mỗi người những cảm nhận thật thú vị và độc đáo.

Ngược về miền Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 80 ki-lô-mét, khu danh thắng Tây Thiên nằm giữa núi rừng hùng vĩ của xã Đại Bình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu danh thắng Tây Thiên nằm trên ngọn núi Thạch Bàn của dãy Tam Đảo, với diện tích khoảng 148 ha với những nét hoang sơ nhưng không kém phần độc đáo. Theo những truyền thuyết còn ghi lại đến ngày nay, khu danh thắng Tây Thiên kể lại rằng xưa kia, ngài Khương Tăng Hội - một trong số các nhà tu hành Ấn Độ trong một chuyến viễn du sang phía Đông, khi đi qua nơi đây và thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã nên đã chọn để dựng lều làm chốn nghỉ chân, đồng thời cũng để truyền bá đạo Phật. Và có lẽ vì thế nên nơi đây có tên gọi là "Tây Thiên" với ý nghĩa là nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành", như một cách để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào nước ta để truyền đạo. Trong suốt quãng thời gian về sau, có nhiều phái đoàn Phật giáo đã tới nơi đây để hoằng dương Phật giáo. Đặc biệt, dưới thời nhà Trần, nơi đây chính là một trung tâm Phật giáo uy thâm ở nước ta.

Trải qua thời gian hình thành, xây dựng và phát triển, có thể nhận thấy khu danh thắng Tây Thiên giữa vùng núi non trùng điệp với nhiều công trình kiến trúc độc đáo cùng cảnh quan hấp dẫn. Từ phía xa của khu danh thắng đã có thể nhìn thấy được Thiền viện trúc lâm Tây Thiên - một trong số những thiền viện lớn nhất ở nước ta. Nằm bên tay trái chính là cổng Tam Quan được xây dựng theo kết cấu ba tầng với chiều cao hơn 37 mét. Về với Tây Thiên, điểm dừng chân tiếp theo đó chính là đền Trình hay còn gọi là đền Thõng, nơi đây chính là cửa ngõ mở đầu cho hàng loạt các di tích trong khu danh thắng Tây Thiên trên con đường dẫn đến đền Thượng. Đền Trình được xây dựng theo kết cấu của chữ "đinh", hướng ra cây đa chín cội ngàn đời trước cửa đình. Qua đến Trình đó chính là đền Cậu và qua đền Cậu chính là đền Cô. Cảnh sắc nơi đền Cô thật tuyệt vời, thoáng đãng với những thảm thực vật phong phú và đa dạng và có lẽ vì thế ở nơi đây quanh năm khí hậu

 ôn hòa, mát mẻ. Một điểm đặc biệt nữa ở đền Cô đó chính là dòng suối Giải Oan và giếng nước cổ nằm sát ngay cạnh chân đền. Từ đền Cô, khi men theo một lối rẽ quanh co uốn lượn trong rừng với những con suối róc rách chảy hay những rễ cây nằm bám sâu trong lòng đất đó chính là Tịnh thất Tây Thiên. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nét cảnh vật đơn sơ, tinh khôi mà u tịch. Và từ đền Cô khi đi theo những lối bậc thang thì sẽ dẫn tới đền Thượng trên đỉnh núi cao cùng cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, mây mù bốn nẻo và chim chóc ca hót.

Có thể thấy, khu danh thắng Tây Tiên gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo nhưng có lẽ không dừng lại ở đó, nơi đây còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn, sơn thủy hữu tình với thảm thực vật phong phú và đa dạng. Điểm đáng chú ý đầu tiên đó chính là bóng hình cây đa chín cội. Cùng với đó là thác Bạc từ độ cao 40 mét đổ nước trắng xóa, từ xa trông như được dát bạc xuống suối vàng ở Hồ Sen và chảy ra khe ở suối Giải Oan. Thêm vào đó, rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống đến hàng trăm tuổi cùng hàng ngàn loại động vật phong phú và quý hiếm như cá cóc Tam Đảo, rùa vàng, gà lôi trắng,... Nói về Tây Thiên, trong cuốn "Kiến văn tiểu lục" Lê Quý Đôn đã từng viết "...bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa" quả không sai.

Khu danh thắng Tây Thiên là nơi còn lưu lại những dấu ấn Phật giáo từ ngàn đời trên đất nước ta. Thêm vào đó, đây còn là miền đất thiêng, với sự giao hòa giữa đạo Phật và đạo Mẫu. Với những nét độc đáo trong kiến trúc và sự phong phú, đa dạng của cảnh vật, khu danh thắng Tây Thiên là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước, thu hút hàng nghìn du khách khắp mọi miền Tổ quốc và du khách quốc tế về thưởng ngoạn. Năm 1991, khu danh thắng Tây Thiên đã được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa.

Như vậy, có thể thấy, khu danh thắng Tây Thiên là một trong số những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với quần thể di tích độc đáo, khung cảnh thiên nhiên hữu tình cùng những thảm thực vật, động vật phong phú và đa dạng. Trải qua thời gian, với những tiềm năng vốn có, nơi đây đang từng bước chuyển mình và mang trên mình diện mạo mới.

4
2
Trần Dương
05/04/2022 16:15:03
+3đ tặng

Khu danh thắng Tây Thiên là một quần thể kiến trúc cổ xưa với chùa, đền, miếu, bia đá... mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa, nằm giữa khung cảnh núi cao rừng thẳm, suối thác hữu tình. Tây Thiên còn là trung tâm thờ Mẫu và Phật giáo lâu đời ở Việt Nam, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.

Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.

Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Đời vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân (trên đỉnh núi Tam Đảo) để cầu tự khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu - (Bà được sinh ra từ khí thiêng của núi rừng Tam Đảo, chuyên trừ bạo cứu dân, phổ độ dân chúng) đã rước bà về làm vợ.

Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.

Từ xa, du khách đã nhìn thấy Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Đây là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác và là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam.

Nằm phía bên tay trái cổng Tam Quan dẫn vào Khu trung tâm lễ hội là Đại Bảo tháp Tây Thiên - một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa đang dần hoàn thiện để chào đón Phật tử và du khách về thăm quan. Đại Bảo tháp Tây Thiên được thiết kế ba tầng, cao 37m. Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, không khí).

Điểm dừng chân tiếp theo của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thỏng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thỏng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Tất cả là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này..

Qua đền Thỏng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất từ đền Cô sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.

Rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo… Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch và các nhà nghiên cứu.

Đến với Tây Thiên, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng của núi rừng Tam Đảo, được tận hưởng bầu không khí trong lành, được thưởng thức một bản nhạc được phối bởi tiếng nước róc rách, tiếng chim hót líu lo …

Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" đã nói về Tây Thiên: "…bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa".

Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có cảnh quan sơn thủy hữu tình, địa thế “long chầu, hổ phục”… đã biến Tây Thiên thành điểm du lịch tâm linh ít nơi nào sánh kịp. Tây thiên đã và đang được trùng tu tôn tạo hệ thống đền, chùa, thảo am… từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ xưa vốn có.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư