LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nói về di tích lịch sử văn hóa tỉnh Phú Thọ

Nói về di tích lịch sử văn hóa tỉnh Phú Thọ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
165
2
0
Avicii
05/04/2022 19:49:47
+5đ tặng

Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ 40.000 năm trước. Đấy là đất Tổ của dân tộc Việt Nam.

Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.

Ngày nay, những dấu tích phát hiện được trong các đợt khai quật khảo cổ ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả… cho thấy quanh vùng đất Phong Châu đều có tính chất tiêu biểu. Điều này chứng minh rằng đây là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ thời Hùng Vương. Cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ở đây đã đạt tới đỉnh cao văn minh lúc bấy giờ.

Theo sử cũ, sau khi định đô ở Phong Châu, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh làm nơi tế trời đất, chủ thần và tiên tổ. Với những cái tên được gọi qua nhiều thời điểm khác nhau như là: Hy Chương, Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, núi Hùng, núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, nằm trên địa phận thôn Cổ Tích. Cây cối ở đây um tùm, xung quanh là gò đồi nhấp nhô trùng điệp.

Tương truyền có tất cả 99 ngọn đồi vốn là 99 con voi có nghĩa phủ phục chầu núi Tổ, riêng có một con bất nghĩa, quay ngược lại bị chém đầu. Vì vậy, vùng này có một quả đồi có vết xẻ thành khe.

Cổng đền Hùng nằm ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút. Cổng xây theo kiểu tam quan, hai tầng, góc mái uốn cong. Bờ nóc có “lưỡng long chầu nhật”. Cửa chính giữa cao rộng. Cách hai tường ngắn là hai cột trụ, đỉnh có đắp đèn lồng, con nghê. Phía trên cửa chính có bốn đại tự “Cao Sơn Cảnh Hàng” có nghĩa là “Núi Cao Đường Lớn”.

Du khách phải trèo lên 255 bậc đá để đến Đền Hạ. Theo truyền thuyết, ở đây bà Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng, nở thành trăm người con: năm mươi theo cha là Lạc Long quân xuôi về miền biển, năm mười người theo mẹ lên núi, người con cả được tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Văn Lang.

Trong khu vực đền Hạ có chùa Thiên Quang. Trước cửa chùa là cây thiên tuế sống được 700 năm. Tại nơi này, vào ngày 19 tháng 8 năm 1954, Hồ chủ tịch đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ sư đoàn 308 có nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Hà Nội. Bác dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Từ Đền Hạ, qua nhà đặt bia xinh xắn, bên gốc đại thụ, đi xuống chân núi ở mặt Đông Nam khoảng vài chục bậc đá, du khách đến được Đền Giếng. Đây là nơi thờ hai vị công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái vua Hùng thứ 18.

Trong đền có Giếng Ngọc. Tương truyền, hồi chưa hạ giá, hai công chúa vẫn còn ra đây soi bóng chải tóc. Bây giờ du khách hãy trở lại Đền Hạ, leo 168 bậc lên Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng thường đến họp bàn việc nước với quần thần. Tiếp tục lên 102 bậc đá nữa, du khách đến được Đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa.

Đền có bức hoành phi lớn đề bốn đại tự "Nam Quốc Sơn Hà". Trước đền Thượng có một cột đá lớn, dựng trên bệ cao, khói hương ám đen kịt, được gọi là đá thề. Tương truyền đây là nơi vua Thục Phán đã nguyện xin đời đời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng truyền lại.

Phía bên đền Thượng, thấp hơn vài chục bậc lăng là vua Hùng, tượng trưng cho mộ tổ xây dựng vào đầu thế kỷ XX, kiến trúc giản dị đơn sơ. Toàn bộ khu di tích hiện nay bao gồm bốn đền một chùa một lăng, đều được trùng tu hoặc xây thêm cách nay vào khoảng trăm năm.

Theo lời kể của các cụ già ở địa phương, đền Trung có sớm nhất, do thôn Trẹo (tên nôm của làng Triệu Phú, có đông người họ Trẹo, nay đổi thành Triệu) xây dựng từ thời xa xưa để thờ các vua Hùng. Sau làng Trẹo đông dần, chia thành ba làng là: Triệu Phú, Cổ Tích, Vi Cương. Hai làng mới cũng lập đền thờ trên núi. Làng Cổ Tích dựng đền Thượng. Làng Vi Cương dựng đền Hạ. Triệu Phú là làng gốc vẫn trông nom thờ cúng đền Trung như cũ.

Ba bài vị thờ các thần núi có tên nôm na là núi Cả, núi Văn, núi Trọc và tên chữ Hán là “Đột Ngột Cao Sơn”, “Ất Sơn” (núi gần), “Viễn Sơn” (núi xa) đặt trong các đền. Vỏ trấu lớn bằng đá, về sau làm lại bằng gỗ thờ ở đền Thượng. Tảng đá “cối xay” đường kính trên 2m ở trên núi Trọc được chú ý bảo tồn. Những mảnh đá lớn kê hai bên bệ thờ ở đền Hạ là những dấu tích gợi nhớ những nghi thức thờ cùng nguyên thủy của cư dân thời Hùng Vương.

Quanh đền Hùng, một loạt tên đất, tên xóm làng còn vang vọng một thời: Xã Thậm Thình là nơi xã giã gạo cho vua, Kẻ Sủ, nơi làm việc cho các quan, Kẻ Đợi là chỗ rèn luyện quân sĩ, Kẻ Gát, nơi vua dựng lầu kén rể… Khu vực Đền Hùng được bảo vệ, tôn tạo khá chu đáo. Đường đi được làm thêm vào thời gian gần đây; bậc đá lên đền được sửa lại; cây được trồng thêm. Ngoài ra, còn xây thêm khu công quán, đào hồ chứa nước Lạc Long Quân…

Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, du khách thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Xưa kia, mênh mông như biển cả. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện… Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
anh
05/04/2022 19:50:12
+4đ tặng

Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay.
Thời Hùng Vương, nhà nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang.
Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.
Thời loạn 12 sứ quân, Phú Thọ là địa bàn chiếm đóng của 2 sứ quân Kiều Công Hãn và Kiều Thuận tại các căn cứ Hồi Hồ và Phong Châu.
Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lí Trần, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang.
Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thủy; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn... Theo đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây đã điều chuyển như sau:
Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội;
Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hóa để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hóa khi đó bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh vùng tây bắc Việt Nam ngày nay).
Trong địa bàn tỉnh Hưng Hóa, năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy.
Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân khu... để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng tây bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...).
Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hóa mới.
Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hóa mới được thành lập gồm có:
Các huyện Tam Nông, Thanh Thủy của tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Thủy bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn).
Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.
Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập có 5 huyện và là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này.
Ngày 9 tháng 12 năm 1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa mới; ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới (trước đó ngày 9 tháng 9 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái).
Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa mới.
Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới.
Năm 1900, thành lập thêm huyện Hạc Trì.
Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi. Khi đó thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hóa lại có sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã quyết định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa (từ làng Trúc Phê huyện Tam Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập).
Như vậy, ngày 8 tháng 9 năm 1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ, còn ngày 5 tháng 5 năm 1903 chỉ là ngày thành lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ.
Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới.
Năm 1919, bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng chính năm này hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng.
Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng. Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba.
Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một thị trấn Hưng Hóa. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố.
Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính nhà nước Việt Nam thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã. Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947, chính phủ lại chia tách một số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã.
Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sát nhập vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948, khu 14 hợp nhất với khu 10 thành liên khu 10, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ.
Ngày 22 tháng 7 năm 1957, thành lập thị xã Việt Trì - thị xã thứ hai của Phú Thọ, chỉ có 4 khu phố, 293 hộ người Kinh, 30 hộ Hoa kiều.
Ngày 4 tháng 6 năm 1962 thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 65 của Hội đồng Chính phủ. Từ đây Việt Trì trở thành tỉnh lị của Phú Thọ.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngay năm sau Phú Thọ được công nhận là tỉnh miền núi.
Khi tách ra, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12 km², dân số 1.261.949 người, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 8 huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Sông Thao, Thanh Sơn, Yên Lập, Tam Thanh, Phong Châu.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, huyện Phong Châu lại được tách thành hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao; huyện Tam Thanh lại được tách thành hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy.
Tại nghị định số 61/2007/ NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Thanh Sơn được tách thành 2 huyện: Thanh Sơn và Tân Sơn.

anh
chấm 5đ nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư