Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn ngắn giải thích câu công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Viết 1 đoạn văn ngắn giải thích câu công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nc trong nguần chảy ra
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
201
1
1
Mai
05/04/2022 21:28:43
+5đ tặng

Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phùng Minh Phương
05/04/2022 21:28:44
+4đ tặng

Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

0
0
Trần Dương
05/04/2022 21:29:01
+3đ tặng

Bố mẹ là những đấng sinh thành, người cho chúng ta sự sống cũng là những người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Dẫu cuộc sống có nhiều thăng trầm, đổi thay, dẫu mọi người có thể quay lưng thì bố mẹ vẫn là người ở bên che chở cho chúng ta, mang đến cảm giác bình yên ngay trong giông bão. Có thể nói công lao của bố mẹ cao như bầu trời, rộng như bể mà dù dùng cả cuộc đời chúng ta cũng không thể báo đáp hết. Bàn về công lao của cha mẹ, ông cha ta đã đúc kết trong câu ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Mượn hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, câu ca dao đã thể hiện công lao không gì đong đếm được của cha mẹ với con cái. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao lớn, vững chãi nhất ở Trung Quốc còn "nước trong nguồn" là dòng nước mát lành, dạt dào và không bao giờ vơi cạn. So sánh công cha, nghĩa mẹ như núi Thái Sơn và nước trong nguồn, ông cha ta muốn khẳng định tình cảm của cha mẹ vô cùng to lớn, không gì có thể đo lường được hết. Câu ca dao cũng là lời gửi gắm, nhắc nhở đến những người con, cần sống hiếu thuận, yêu thương cha mẹ để bù đắp cho những hi sinh lớn lao mà bố mẹ đã dành cho chúng ta.

Giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ huyết thống gần gũi, vì vậy mà tình cảm ấy cũng thật thiêng liêng, cao quý. Cha mẹ dành cho con cái tất cả những yêu thương, hi vọng của bản thân. Cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái từ khi mới lọt lòng, cha mẹ cũng là người dõi theo từng bước trưởng thành và che chở cho chúng ta trước những sóng gió cuộc đời. Một trong những điều khiến cho tình cảm gia đình trở thành tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống con người, đó chính là sự hi sinh thầm hi sinh để mang đến cho những người con cuộc sống tốt đẹp nhất lặng của những đấng sinh thành. Những người cha, người mẹ sẵn sàng bươn chải với cuộc đời, luôn nhận về mình sự thiệt thòi. Trong những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một câu nói nổi tiếng trong bộ phim "Người phán xử": "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng". Câu nói cũng đã khẳng định được vị trí, vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người, bởi cha mẹ mãi là những người ở bên khi tất cả mọi người đã quay lưng.

Cha mẹ không chỉ cho chúng ta sự sống, nuôi dưỡng chúng ta bằng tình yêu thương mà còn dạy chúng ta bao điều hay lẽ phải. Cha mẹ dạy chúng ta nên người, dạy chúng ta cách ứng xử, phép lịch sự và hướng chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội.

Có thể nói câu ca dao đã sử dụng những hình ảnh đầy tính biểu tượng để nói về tình cha, nghĩa mẹ. Núi Thái Sơn cao lớn mà thâm trầm, vững chãi giống như vòng tay và tình yêu của cha. Cha là trụ cột của gia đình, người gánh vác mọi gánh nặng, người chở che mang đến cho chúng ta cảm giác an toàn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tình cảm của người cha cũng nghiêm khắc, thâm trầm như đá núi, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những người cha thường ít nói những lời yêu thương nhưng lại lặng lẽ biểu đạt tình yêu ấy qua những hành động chở che thầm lặng. Tình yêu của cha không hề thua kém tình thương của mẹ, thế nhưng tình cảm ấy lại chẳng dễ dàng để nhận biết bằng mắt mà chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim.

Tình yêu của người mẹ lại dạt dào, mát lành như nước trong nguồn. Tình yêu, sự quan tâm của người mẹ được thể hiện trực tiếp thông qua những lời nói âu yếm, những hành động quan tâm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó tình yêu của mẹ có thể dễ dàng nhận thấy, tình yêu ấy cũng chính là dòng nước mát lành tưới mát cho tâm hồn của mỗi người con.

Thấy được công lao trời bể của cha mẹ, mỗi chúng ta cần có thái độ yêu thương, lễ phép, kính trọng cha mẹ. Để không phụ công lao nuôi dưỡng và niềm tin của cha mẹ, mỗi người con cần cố gắng học tập, ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, học tập tốt để làm cho bố mẹ vui lòng. Ở thời đại nào cũng vậy, tình yêu của cha mẹ đều vô cùng to lớn, không đổi thay dẫu trong hoàn cảnh nào, thế nhưng đáng buồn thay hiện nay vẫn còn những bạn học sinh có thái độ hỗn hào, thường xuyên cãi lời cha mẹ khiến cha mẹ buồn lòng. Tuy có cách thể hiện yêu thương khác nhau, dù cha mẹ có quở mắng hay dùng đòn roi với chúng ta cũng là bởi cha mẹ mong muốn chúng ta nên người. Vì vậy đừng vì những bực tức nhất thời, vì cái tôi quá lớn của bản thân mà có những lơi nói, hành động khiến bố mẹ buồn phiền.

Bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" đã giúp chúng ta nhận ra công lao to lớn, tình yêu bao la của cha mẹ dành cho mình. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo, hãy quan tâm, yêu thương những người đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta nên người để báo đáp cha mẹ.

1
0
Nguyễn Nguyễn
05/04/2022 21:29:11
+2đ tặng

Trong quan hệ gia đình, một vấn đề được đặt ra là con cái phải đối xử với cha mẹ như thế nào cho đúng với đạo lí làm người, cho đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Để giải đáp vấn đề đó, ca dao có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Qua bài ca dao trên, nhân dân ta khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và khuyên bảo mọi người phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó cũng là vấn đề chúng ta cần bàn luận để rút ra bài học bổ ích trong cách đối xử với cha mẹ.

Lời ca dao mở đầu bằng lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh với “công cha, nghĩa mẹ”. Cha mẹ sinh ra con, nuôi con khôn lớn để mau thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ấy chỉ có thế so sánh với núi sông hùng vĩ và trường cửu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ dù thế nào thì chữ hiếu cũng phải được giữ gìn trọn vẹn.

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Lời khuyên ấy được đúc kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ: Đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lí đúng đắn muôn đời.

Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng của mẹ, lớn lên trong dòng kiến thức uyên bác của cha. Chín tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khổ, rồi lại phải đẻ đau, rồi phải chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi ta khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. Ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thương lo lắng của cha mẹ. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mông vô tận như nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên điều ấy được. Mỗi người đều có nguồn có cội “Con người có tổ có tông”. Vì vậy, hiếu với cha mẹ là một chân lí, là điều cơ bản nhất trong đạo làm người. Cha mẹ hết lòng vì con cái, hi sinh cả cuộc đời cho con cái thì bổn phận làm con ta phải chân thành biết ơn và tôn kính cha mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng bảo vệ kỉ cương, đạo lí của xã hội. Hiện nay, khoa học đang ngày càng tiến bộ nhưng đạo lí này vẫn là nền tảng của đạo đức, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội.

Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Một con người có hiếu trước hết là phải có thái độ yêu thương, kính trọng cha me. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ nhỏ săn sóc mẹ cha… đều là biểu hiện cụ thể của chữ hiếu. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại công lao ấy, song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết giúp đỡ, chăm lo phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi cao sức yếu. Dù ta có báo đáp đến đâu cũng không xứng đáng với công lao to lớn như biển trời của cha mẹ. Vì vậy đạo làm con phải có hiếu với cha mẹ là đạo lí, là nhân cách làm người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×