Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Núi Rùa (tên chữ là Linh Thái, hay còn gọi là Quy Sơn) là một ngọn núi nhô lên như hình một con rùa nằm bên cửa biển Tư Dung (cũ) nay là cửa biển Tư Hiền, thuộc xã Vinh Hiền, H.Phú Lộc. Buổi tọa đàm và chuyền đề một lần nữa hâm nóng lại di tích quan trọng đã bị “ngủ quên” một thời gian dài chưa được nghiên cứu và có hướng bảo tồn. Sau buổi tọa đàm, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã tổ chức chuyên đề khoa học giới thiệu di tích quan trọng này trên tập chuyên san Liễu Quán - Huế số tết Ất Mùi.
Theo đại đức Thích Không Nhiên, để thực hiện chuyên đề, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã tổ chức hơn 5 lần điền dã, phát quang và đã tìm thấy dấu tích nền móng, nhiều gạch, đá táng cột… của ngôi chùa Trấn Hải trên đỉnh cao nhất của núi Linh Thái. Ở ngọn đồi thấp hơn phía sau, đoàn cũng đã phát hiện dấu tích của một tháp Chăm đã đổ nát, trong đó một phần của thân tháp vẫn còn cùng với rất nhiều viên gạch. Đặc biệt, có hai trụ đá cao 2m, bề rộng mỗi mặt 40cm có khắc chữ Chăm trên ba mặt, cùng nhiều phiến đá đã bị vỡ có hình tượng thần...
Cũng theo đại đức Thích Không Nhiên, trên núi Linh Thái, ở đỉnh núi cao nhất, nơi có dấu tích của chùa Trấn Hải là một khu vực bằng phẳng có diện tích vài ngàn mét vuông. Nếu tiến hành khai quật khu vực này sẽ biết được quy mô của chùa Trấn Hải một cách đầy đủ nhất.
Theo sách Nam triều cống nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, cho biết vào năm Bính Ngọ (năm Cảnh Trị thứ 4-1676) khi dạo chơi ở cửa Tư Dung, chúa Nguyễn Phúc Tần đã nhìn thấy trên đỉnh núi Linh Thái có một tháp Chăm đã hoang phế, nhưng vẫn rất linh hiển, người dân địa phương vẫn hương khói phụng thờ. Chúa đã sai quan thủ bạ Trần Đình Ân dời ngọn tháp Chăm ra ngọn đồi phía sau, rồi tiến hành xây dựng một ngôi chùa thờ Phật trên đỉnh núi, đặt tên là chùa Vinh Hòa. Sau khi Tây Sơn chiếm được kinh thành Phú Xuân (1786) ngôi chùa đã bị san phẳng.
Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) trong một lần tuần du nhìn thấy quang cảnh hoang tàn của ngôi chùa nên nhà vua đã đã cho tu sửa. Chỉ dụ về việc tu sửa lại chùa, nhà vua viết: “Nay chuẩn cho dựng lên ở núi Thuý Hoa (còn gọi là Thúy Vân- PV) một chùa, một gác, một tháp gọi là chùa Thánh Duyên; gác gọi là gác Đại Từ, tháp gọi là tháp Điều Ngự và dựng một chùa, một lầu ở núi Linh Thái, chùa gọi là chùa Trấn Hải, lầu gọi là lầu Vọng Hải để cho việc thờ Phật được trang nghiêm cùng với núi cao biển trong, bền vững lâu dài mãi mãi”. Trong khi chùa Thánh Duyên đến nay vẫn còn thì chùa Trấn Hải không biết đã sập đổ thời kỳ nào mà đến nay chưa có tài liệu nào nhắc tới.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |