Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6- SẦM SƠN, THANH HÓA
I.
ĐỌC HIỂU (6Đ)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Mẹ bảo: Trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: Trặng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: Quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây."
("Trăng của mỗi người"- Lê Hồng Thiện)
Câu 1. (1.0đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của hai bài thơ
trên?
Câu 2 (1đ) Giải thích nghĩa của từ “chập chờn" trong dòng thơ “Trăng như cánh
võng chập chờn trong mây" và cho biết đây là từ ghép hay từ láy?
Câu 3 (2đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong bài thơ trên?
Câu 4 (2đ) Bài thơ trên đã gợi lại cho em những tinhd cảm và suy nghĩ gì?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
680
1
0
Thái Thị Dung
18/03/2023 00:54:27

Câu 1.

- Thể thơ: lục bát

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: biểu cảm

Câu 2. 

- Trong câu thơ : “Trăng như cánh võng chập chờn trong mây" . Nghĩa của từ chập chờn là: diễn tả trạng thái khi sáng khi mờ của trăng.

- Đây là từ láy (từ láy phụ âm đầu: ch)

Câu 3. 

Nghệ thuật so sánh đặc sắc trăng được ví với những hình ảnh rất đỗi gần gũi như "lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả chuỗi vàng tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”. 

- Qua cách so sánh trên, hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động. Ở mỗi cách nhìn, hình ảnh trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau, với mẹ thì trăng là lưỡi liềm (vẻ đẹp của sự lao động), với ông, trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi), với bà thì trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết), với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh cómàu sắc tươi tắn), với bố, trăng như cánh võng chập chờn (miêu tả sự hoạt động). Với mỗi người khi nhìn trăng đều liên tưởng đến một hình ảnh, một sự vật gần gũi với mình.

Câu 4:

Bài thơ trên của nhà thơ Hồng Thiện đã gợi lại cho em rất nhiều tình cảm và suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Bài thơ trăng của mỗi người nói lên các ý kiến riêng của mỗi người về hình ảnh mặt trăng. Với người mẹ, trăng như lưỡi liềm là vì mẹ đã quen với công việc đồng áng, nó đã quá quen thuộc với mẹ nên chỉ cần nhìn qua là mẹ đã hình dung ra nó như một lưỡi liềm. Với ông, trăng như con thuyền cong mũi bởi vì ông đã từng được đi thuyền hoặc ông đã từng có ấn tượng gì đó với con thuyền. Đối với bà trăng lại nhìn giống như hạt cau phơi, bà đã ăn rất nhiều trầu mà trầu thì không thể thiếu cau nên bà đã hình dung mặt trăng như miếng cau bị cắt rồi đem phơi khô. Với cháu hình ảnh trăng lại nhìn giống quả chuối vàng tươi ngoài vườn, cháu là trẻ con nên khi thấy mặt trăng vừa cong cong lại còn màu vàng nhìn giống như quả chuối đã chín. Người bố nhìn trăng lại nhớ khi vượt Trường Sơn trăng như cánh võng chập chờn trong mây, người bố đã từng đi ra chiến trường chiến đấu nên khi hành quân, leo núi cao thì ánh trăng càng dễ bị che phủ bởi mây nên hình ảnh trăng trông như cánh cò chợp chờn trong mây. Cảm nhận của mỗi người là rất khác nhau, mỗi người một suy nghĩ về hình tượng mặt trăng, chính điều đó làm cho làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn, hay hơn rất nhiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×