Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Một quốc gia không thể nào lớn mạnh nếu như không có một người lãnh đạo tài giỏi. Thông qua hai văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, chúng ta thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.
Người lãnh đạo không chỉ là người có tài thao lược mà còn là người biết nhìn xa trông rộng. Họ có khả năng phán đoán tình hình, đưa ra những nhận định đúng. Họ không bao giờ nghĩ cho mình mà lúc nào cũng nghĩ cho người khác.
Mở đầu văn bản “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trong khi đó, Trần Quốc Tuấn lại là nêu gương những vị anh hùng sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước, vì chủ tướng như Kỉ Tín, Dự Nhượng, Do Vu,… Qua đây, chúng ta thấy được cả hai người lãnh đạo Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều biết ôn lại quá khứ để tiên đoán chuyện tương lai. Nếu không biết noi gương người đời xưa để học tập thì khó mà thành công được.
Chẳng hạn như nhà Đinh, nhà Lê năm xưa vì không noi theo dấu cũ Thương Chu, cố thủ ở Hoa Lư nên thời vận đất nước mới gặp nhiều trắc trở. Trắc trở như chính địa hình núi rừng nơi đang đặt kinh đô. Đó là lý do vì sao triều vận của hai nhà Đinh Lê ngắn ngủi, đời sống của nhân dân gặp nhiều cơ cực. Lý Công Uẩn đã nhìn ra điều đó và rút ra bài học sâu sắc cho triều đại của mình. Vị vua đầu tiên của thời Lý cho cho thấy tầm nhìn lãnh đạo của một người anh minh. Đối với một đất nước, lựa chọn nơi để đặt kinh đô là vô cùng quan trọng. Đến thời của ông, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế của một kinh đô nữa. Vì vậy rời đi là việc làm đúng đắn.
Trần Quốc Tuấn thể hiện tài năng của mình thông qua việc nhìn ra bộ mặt của quân giặc, đồng thời nhìn ra được thế của quân ta. Trong khi giặc ngang nhiên, hống hách đi lại nghênh ngang và chẳng hề lấy trận thua lần trước làm bài học thì binh sĩ của ta lại hoàn toàn mất cảnh giác. Họ lao mình vào những thú vui như chọi gà, chơi cờ,… Nếu cứ đắm mình vào tửu, vào nhạc thì khi giặc tấn công chẳng mấy chốc mà chúng ta là người bại trận.
Các cụ xưa có câu biết mình biết ta trăm trận trăm thắng quả không sai. Từ việc nhìn thấu được tình hình đất nước, những nhà lãnh đạo như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra được nhiệm vụ cấp bách của nước nhà thời bấy giờ. Biết được mình cần làm gì khiến họ đưa ra những quyết định đúng đắn mang tính lịch sử to lớn.
Dưới thời Lý Công Uẩn, ông xác định nhiệm vụ chính sau khi lên ngôi là phải dời đô khỏi Hoa Lư. Ông nhìn ra được thành Đại La là nơi có địa thế rồng cuộn hổ ngồi. Người dân sống ở nơi ấy không lo bị ngập lụt. Ở nước ta, hiếm có nơi nào có được địa thế như vậy. Dời đô về thành Đại La là một quyết định không thể đúng đắn hơn.
Trần Quốc Tuấn thì nhận ra điểm yếu của binh sĩ nên đã khơi dậy lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc trong họ. Nhờ sự động viên, khích lệ của ông mà chí khí quân ta được nâng cao. Đánh giặc, quan trọng nhất là ở lòng dân. Cuối cùng thì ở hai cuộc chiến chống quân Nguyên Mông sau này, chúng ta đều giành thắng lợi vẻ vang. Nếu không có tài anh minh của những vị lãnh đạo trên, không biết rồi đất nước ta sẽ đi đâu, về đâu.
Mỗi lần đọc Chiếu dời đô hay Hịch tướng sĩ, trong lòng chúng ta lại thấy vô cùng tự hào. Tự hào vì đất nước ta có những nhà lãnh đạo tài giỏi, tự hào vì những con người cốt cách sáng ngời một lòng vì dân vì nước. Tên tuổi của họ đã ghi vào trong sử sách và được con cháu đời đời nhớ ơn.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |