Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất tôi sẽ chọn lấy cành hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn một âm thanh hay nhất có lẽ tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Và nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng hát của văn chương bao giờ cũng thiết tha rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thầm và ngọt ngào. Bởi lẽ khi những cung bậc cảm xúc của văn chương được vút lên, chúng như một nốt nhạc du dương và chạm tới tâm hồn người đọc. Vì vậy hãy cùng lắng lòng lại và cảm nhận tác phẩm Chuyện cổ nước mình của thi sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ để hiểu được hết những gì là văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực. Nhà thơ Ngô Thế Hà đã từng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ, tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ, hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng”. Quả thật như vậy, thơ của bà mang đầy triết lý nhân văn sâu sắc, mọi tác phẩm của bà đều lưu dấu trong lòng độc giả bởi một hồn thơ đầy cảm xúc và dễ đi sâu vào lòng bạn đọc. Bài thơ “ Chuyện cổ nước mình ’’ mang đầy giá trị nhân văn sâu sắc, được viết bằng thể lục bát với giọng điệu nhẹ nhàng , đầy tình cảm đã thể hiện rõ được tấm lòng chân thành, tha thiết của tác giả đối với truyện cổ, trong đó, hai câu trích dưới đây còn làm rõ được những gì mà tác giả muốn đề cập đến:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
Được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca, bài thơ mang đậm triết lý sống sâu sắc và hơn nữa kiệt tác văn chương đó còn để lại cho đời những bài học quý báu, những kho tàng tri thức được lụm nhặt, chắt góp, sàng lọc của đời trước. Qua đó, tác giả cũng nhằm ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng vô vàn những bài học đắt giá của ông cha để truyền lại cho con cháu đời sau qua các câu chuyện được nhắc đến như : “Tấm cám” , “Đẽo cày giữa đường” và “Sự tích trầu cau” nhằm mục đích nhắc nhở, khuyên răn thế hệ mai sau và qua từng câu chuyện sẽ mang từng lời răn, lời dạy bảo như qua câu chuyện “Tấm cám” cho ta biếc được, mỗi cá nhân phải sống hiền lành, lương thiện thì sẽ gặp được nhiều điều may mắn hay mỗi chúng ta luôn phải có lập trường riêng, chính kiến riêng của bản thân và không bị lung lay, thay đổi theo ý kiến của người khác trong tác phẩm “Đẽo cày giữa đường” và cuối cùng là đề cao tình cảm gia đình, một tình cảm thiêng liêng đáng trân quý trong “Sự tích trầu cau”. Bài thơ đã khơi dậy trong ta tình yêu , sự gắn bó với truyện cổ của dân tộc Việt Nam , đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn nữa nó còn giúp ta hiểu được những thông điệp, những lời khuyên răn, dạy bảo từ kinh nghiệm của cha ông ta. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ không những giúp chúng ta hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già , ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình mà còn cho ta thấy được giá trị to lớn bị ẩn sau những câu chuyện nhỏ .