Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

Dàn ý Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
445
1
0
Kim Mai
11/04/2022 17:39:54
+5đ tặng

1. Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu về tâm trạng người chiến sĩ cách mạng: tâm trạng ngột ngạt và khao khát tự do.

2. Thân bài

a. Sơ lược về hoàn cảnh người chiến sĩ

  • Bị bắt nhốt sau khi hoạt động cách mạng
  • Tâm hồn luôn khao khát ra bên ngoài song sắt: đón nhận những vẻ đẹp của đất trời, thiên nhiên.

b. Người tù cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm

  • Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”
  • Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”,

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng.

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do).

3. Kết bài

  • Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
  • Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vy
11/04/2022 17:40:07
+4đ tặng

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn 1930 - 1945. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Tố Hữu.

- Khái quát nội dung tác phẩm: “Khi con tu hú” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: tâm trạng, cảm xúc của người tù

- Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.

    + Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất”

    + Một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!”

    + Kết thúc bằng một câu cảm thán

    + Nhịp thơ thay đổi: 6/2, 3/3

⇒ Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên

- Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình đọc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả.

Luận điểm 2: Thành công về nghệ thuật

- Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển

- Nhịp thơ thay đổi bất ngờ, diễn tả tâm trạng của tác giả

- Cảm xúc logic, giọng điệu thay đổi linh hoạt, khi vui tươi, hóm hỉnh, khi uất ức, dồn nén.

C. Kết bài:

- Khái quát lại giá trị tác phẩm: Bài thơ chính là nỗi lòng sục sôi, khao khát tự do, độc lập của tất cả người dân Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ tài năng, tinh tế với một tấm lòng mộc mạc, giản dị, luôn hướng đến cuộc sống của nhân dân và độc lập tự do dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×