Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
A. Mở bài:
- “Chiếu dời đô” không chỉ là một văn bản chính trị quan trọng của dân tộc mà còn là áng văn chính luận đặc sắc của Lý Thái Tổ - vị vua khai sinh ra vương triều nhà Lý.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Những tiền đề, cơ sở để dời đô (Lí do phải dời đô)
- Nhắc lại lịch sử dời đô của các triều đại hưng thịnh ở Trung Quốc:
+ Nhà Thương: 5 lần dời đô ; nhà Chu: 3 lần dời đô
+ Lí do dời đô của 2 nhà Thương, Chu: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời, …hễ thấy thuận tiện thì đổi.
+ Kết quả của việc dời đô: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh
⇒ Những tấm gương sáng chứng minh dời đô là việc “thường niên” của các triều đại lịch sử.
- Phê phán hai nhà Đinh, Lê:
+ Khinh thường mệnh trời
+ Không biết noi theo các tấm gương sáng của 2 nhà Thương, Chu
+ Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân không thể phát triển được.
⇒ Những cơ sở thuyết phục để khẳng định dời đô là điều nên làm của các triều đại hưng thịnh, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà Lý lúc bấy giờ đang rất cần một nơi hội tụ đầy đủ linh khí, sức mạnh đất trời để phát triển.
Luận điểm 2: Những lợi thế bậc nhất của thành Đại La
- Thành Đại La có những lợi thế tuyệt vời mà khó nơi nào có được
+ Vị trí địa lý: ở vào nơi trung tâm trời đất, hợp cả 4 hướng nam, bắc, đông, tây, phía trước là sông phía sau được bao bọc bởi núi.
+ Thế đất: “rồng cuộn hổ ngồi”, được coi là thế đất đẹp, có tương lai phát triển thịnh vượng
+ Địa thế: rộng rãi, bằng phẳng, đất cao, thoáng
+ Dân cư: không bị ảnh hưởng cảu thiên tai ngập lụt
+ Phong cảnh: tốt tươi, tràn đầy sức sống
⇒ Thành Đại La xứng đáng là thánh địa của trời đất, là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời. Qua đó, thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến.
Luận điểm 3: Lời tuyên bố của vua
- Chiếu là một thể văn chính luận được dùng để nhà vua ban bố mệnh lệnh đến quần thân, thiên hạ, vì vậy, lời văn trong chiếu thương trang trọng, cứng nhắc và mang sắc thái bắt buộc.
- Lời tuyên bố của vua Lý Thái Tổ lại khác: đầu tiên vua đưa ra mong muốn dời đô của bản thân, sau đó lại hỏi ý kiến quần thần ⇒ thể hiện sự gần gũi, mang tính dân chủ, không ép buộc, gò bó, xa cách. Đó chính là sự khác biệt của vua Lý Thái Tổ - một vị vua yêu nước, thương dân, hết lòng muốn cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.
Luận điểm 4: Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, logic, chứng cứ xác thực tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ
- Câu văn biền ngẫu tạo nhịp điệu
- Sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Chiếu dời đô” xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực.
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Qua đó, ta thấy được tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng của vua Lý Thái Tổ đối với đất nước, nhân dân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |