- Đặc điểm của biển đông là :
+ Biển đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới có diện tích 3 477 000 km2
+ Là biển tương đối kín , tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa
+ Biển đông trải từ xích đạo đến chí tuyến Bắc , nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa
+ Biển đông giàu khoáng sản và hải sản . Thành phần cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới , số lượng loài rất phong phú
- Đặc điểm vùng biển nước ta là :
+ Vùng biển Việt Nam là một phần của biển đông . Biển Đông là một biển lớn tương đối kín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á
+ Biển Đông trải dài từ xích đạo tới chí tuyến Bắc , thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp . Diện tích biển Đông là 3 477 000 km2 . Biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan , độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100m
+ Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận . Còn khu vực biển xa khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền
+ Chế độ gió : gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 . Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió Tây Nam , riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng Nam . Gió trên biển mạnh hơn đất liền
+ Chế độ nhiệt : ở biển , mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn trên đất liền . Biên độ nhiệt trong năm nhỏ . Nhiệt độ trung bình năm của nước biển trên mặt là 23 độ C
+ Chế độ mưa : lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền , đạt từ 1100 đến 1300mm/ năm
+ Dòng biển : hình thành trên biển Đông tương ứng với 2 mùa gió chính : dòng biển mùa Đông chảy theo hướng Đông Bắc , dòng biển mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam
+ Cùng với dòng biển trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm , vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng , kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển
+ Chế độ triều phức tạp . Chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới
+ Độ muối trung bình của biển Đông là : 30 - 30 %