Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong phong trào Thơ mới (1930-1945) khi tìm hiểu về văn học tôi thấy mình như bắt gặp những chú chim họa mi giữa đêm đông than hót ca nỗi cô đơn của mình bằng những tiếng rất riêng trong đó ám ảnh nhất có lẽ là Hàn Mặc Tử. Bức tranh thiên nhiên mà Hàn Mặc Tử xây dựng trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ không chỉ đẹp tinh khôi mà còn đầy dự cảm, chia ly.
Trước hết, bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ đẹp tinh khôi, kỳ vĩ, thơ mộng được khắc họa chủ yếu qua màu nắng và màu lá:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
“Nắng” như một kỉ niệm về ánh sáng của Vĩ Dạ trong ký ức nhà thơ. Nắng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca. Nắng mới và nắng hàng cau cũng được một số tác giả thể hiện. Trong “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư có:
“Mỗi lần nắng mới hắt bên song”
hay trong thơ Nguyên Hồng bài “Nhớ” cũng thể hiện một sắc nắng:
“Có nắng chiều đột kích hàng cau”
Thế nhưng, “nắng mới lên” phải chiếu vào tạo ra “nắng hàng cau” mới là nắng của Hàn Mặc Tử. Những tia nắng đầu tiên của buổi sớm chiếu rọi trên hàng cau và hàng cau tắm trong sắc nắng ban mai. Ánh sáng của Hàn Mặc Tử miêu tả thuộc về ký ức thật sống động, lung linh, trong trẻo, tinh khiết, rực rỡ. Hai chữ nắng trong một câu thơ tạo nên một tiết tấu khác thường. Có một cái gì như là náo nức, e ấp của con trẻ lần đầu mặc chiếc áo mới thật rạo rực, thơ ngây. Thiên nhiên Vĩ Dạ còn mở thêm một màu xanh mát mắt:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
“Vườn ai” là một khu vườn mà chủ sở hữu đã được xác định rõ ràng là “ai”. Sắc nắng, vị nắng trộn hoàn cảnh vật vừa như vút lên cái tầm thanh thoát của hàng cau xứ Huế lại vừa như ùa xuống, tràn lên tất cả vườn ai. Câu thơ như một sự buột miệng không kìm nổi lòng mình của con người gieo nên khi bắt gặp một sắc màu xanh biếc. Cảnh vật đêm qua tắm một trận mưa rào, cây cối rửa sạch vô cùng, giọt nước rất nhỏ đọng lại chờ tới sáng sớm sẽ có những tia nắng xuyên qua mà ánh lên sắc ngọc. Sáng xanh được cụ thể trong hai từ “mướt quá”. Tàu lá như được láng nước lên và mềm mại, mỡ màng, tràn trề sức sống khi phơi mình trong ánh nắng. Nếu không có lần thứ hai trở về với Vĩ Dạ chắc hẳn tiếc nuối và đau đớn lắm! Bức tranh thiên nhiên bỗng có bước “cóc nhảy” khi hình ảnh được thể hiện dường như đầy chia lìa, tan tác:
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Một cái nhìn rất tâm trạng chứ không phải là cảnh tả thực cuộc sống như trước đó nữa. Cuộc sống thật thì làm gì có gió một lối mây một đường mà phải là “gió thổi mây bay” mới đúng. Hàn Mặc Tử đã nhập vào cảnh sắc thiên nhiên để thể hiện cảm xúc cô đơn lạc lõng bởi dường như gió và mây đang cố bỏ rơi dòng nước và hoa bắp. Ở lại là một dòng nước “buồn thiu” ủ dột, rã rời, đau đớn còn bắp thì “lay” tẻ nhạt, vô duyên. Bức tranh Hương giang khiến người ta như bước hụt.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Nắng tắt, trời chiều, cảnh vật ngơ ngác, ngay đến cả dòng sông Hương của xứ Huế với đêm trăng thơ mộng cũng đi đâu mất. Chỉ có một “thuyền ai” không xác định và một bến sông lênh láng ánh trăng cô quạnh đợi thuyền. Trăng xuất hiện hai lần trong câu thơ đẹp huyền diệu, mĩ lệ đấy nhưng khiến người đọc nhận ra ánh sáng ở khổ 1 của nắng mới lên tinh khiết rõ ràng bao nhiêu thì ánh sáng của trăng hư ảo, nhạt nhòa bấy nhiêu. Một bức tranh thiên nhiên hoàn toàn lạnh giá!
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử thể hiện một bức tranh thiên nhiên vừa đẹp vừa thấm thía cô đơn, sầu tủi thông qua ngôn từ sáng tạo, âm điệu đa dạng, hình ảnh vừa gần gũi vừa mới lạ… Qua đó, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc của Hàn. Bài thơ đã góp thêm một bức tranh thiên nhiên Việt Nam cho kho tàng văn học nước nhà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |