Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết 1 bài văn nghị luận đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn

hãy viết 1 bài văn nghị luận đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
602
1
0
Trần Dương
17/04/2022 19:46:55
+5đ tặng

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường. Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi. Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai
17/04/2022 19:47:06
+4đ tặng

Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Trong cuộc sống mỗi người không chỉ học trên sách vở, học lý thuyết mà cần học rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày từ những điều nhỏ nhặt, học từ những chuyến đi trải nghiệm mới có thể trưởng thành và hiểu biết về mọi thứ. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, trước hết chúng ta phải hiểu nghĩa đen của câu: “đi” là hoạt động di chuyển, “một đàng” tức là đi xa, đến một địa phương, một nơi khác, “một sàng khôn” tức là học hỏi được những điều mới, có thêm nhiều hiểu biết, biết thêm những kinh nghiệm, trưởng thành hơn, khôn hơn. Câu tục ngữ ý muốn nhấn mạnh một ngày đi ra ngoài chúng ta sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, có nhiều kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp... và chính những điều học hỏi đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết ở nhà thì tự gò bó, tự thu hẹp bản thân mình lại. Bởi vậy, câu tục ngữ khuyên chúng ta nên bước ra thế giới bên ngoài để trau dồi cho mình thêm những kiến thức bổ ích cho bản thân.

Câu tục ngữ “Đi một đàng học một sàng khôn” được vận dụng nhiều trong thực tế như hàng năm nước ta có nhiều đợt phân chia các cán bộ, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến học hỏi khoa học kỹ thuật về ứng dụng trong nước. Cuối năm học, nhà trường thường hay tổ chức các buổi tham quan dã ngoại, đến các khu di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức thực tế cho học sinh, hay để nâng cao khả năng thực hành bên cạnh những lý thuyết được học ở trường. Hay những đợt nghỉ hè, phụ huynh hay tạo điều kiện đưa con em đi du lịch để khám phá và được trải nghiệm văn hóa nhiều vùng miền, nâng cao hiểu biết và đó cũng như một phần thưởng nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và lời động viên của bố mẹ để bước vào năm học mới để học tốt hơn. Mỗi vùng đất ta bước chân đến sẽ cho ta những cảm nhận mới mẻ, đầy thú vị về cảnh sắc, con người, văn hóa, ẩm thực để ta có thêm hiểu biết. Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy. Để minh chứng cho điều đó, chúng ta không thể không nghĩ đến tấm gương sáng là chủ tịch Hồ Chí Minh, người không những ham học mà còn ham trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước điều đó giúp Bác hấp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Cuộc sống có trở nên thú vị, đa dạng, tuyệt vời và đầy màu sắc hay không phụ thuộc vào chính bạn. Một cuộc sống mà vĩnh viễn chỉ thu hẹp trong những bức tường, hay chỉ nhìn ngắm qua những trang báo thì thật buồn tẻ. Làm cho con người mình bị thu hẹp đi, thiếu kỹ năng giao tiếp, cuộc sống như vậy liệu có thực sự có ý nghĩa. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy định hướng và lên kế hoạch cho bản thân về những hành trình, những cuộc trải nghiệm. Nhưng chúng ta cũng cần phải phê phán thói quen học vẹt, học tủ, lười biếng, ngại vận động, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển nếu bản thân không cố gắng học tập, đi nhiều học hỏi, nâng cao hiểu biết thì rất dễ lạc hậu, không bắt kịp sự phát triển của đất nước, của xã hội.

Mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết những kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy nó hàm chứa những bài học sâu sắc, ý nghĩa khái quát. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” như đã khái quát một chân lý mang tính quy luật. Chúng ta còn trẻ chẳng có gì ngoài thời gian và sức trẻ vậy tại sao không học hỏi, đi đây đi đó để mở mang tri thức, mở mang tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết, bồi đắp cho mình thêm lỗ hổng kiến thức. Đó đều là những thứ bổ ích, là hành trang theo ta trong suốt cuộc đời.

1
1
Boy lạnk lùnk
17/04/2022 19:47:18
+3đ tặng

Ông cha ta từ xưa đã có có rất nhiều câu tục ngữ hay, đúc rút thành bài học sâu sắc để lại cho con cháu đời sau. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con cháu phải đi đó đây, va chạm vào cuộc sống để tiếp thu học hỏi, nâng cao sự hiểu biết cho bản thân mình.

 

Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân. “Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe 

0
0
kngn
17/04/2022 19:47:26
+2đ tặng

Tục ngữ là túi khôn của nhân loại, đúng vậy, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập phong phú, trong đó câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một sàng khôn mới là điều chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu.

 

Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. Đi một ngày đàng là chỉ việc đi xa, vượt qua một khoảng không gian lớn. Nếu tính theo tốc độ một giờ bốn cây số, thì một ngày đàng là đã vượt qua một độ dài chừng năm chục cây số, một khoảng cách đủ để sang làng khác, tổng khác, hoặc ra tinh. Ngày xưa trong cuộc sống khép kín trong làng, sau lũy tre xanh, câu tục ngữ: Đi một ngày đàng có nghĩa là sang làng khác, miền khác, địa bàn khác.Học một sàng khôn là chỉ số lượng kiến thức kinh nghiệm học được.

 

Dĩ nhiên không ai lại đo kiến thức bằng sàng, sàng là một dụng cụ để tách thóc khỏi gạo. Ở đây là hình ảnh chỉ một số lượng cụ thể như mớ, không nhiều, nhưng cũng không ít. Con người ta sống không thể thiếu được trí khôn. Trí khôn giúp người ta phân liệt thật giả, đúng sai, biết cách xử lí công việc trong học tập, sản xuất, sinh hoạt... Hình ảnh sàng khôn hàm ý chỉ sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những bên thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân.

 

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn thể hiện niềm tin răng khi đi ra ngoài, ta sẽ được gặp gỡ nhiều người, được nghe nhiều câu chuyện đỡ hoặc hay, được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiêu cách suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó trí hiểu biết của ta dược nâng cao, mở rộng hơn.

 

Ta có thể rút a nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống.Câu lục ngữ đã nêu lên một chân lí phổ biến. Mỗi lần chúng ta có dịp đi xa, đi công tác hay đi tham quan đều có tác dụng mở rộng tầm nhìn, nghe thấy và học lỏi được những điều mới mẻ bồi bổ cho trí óc của mình, làm cho trí tuệ phát triển. Chỉ mỗi việc đi xa, tận mắt nhìn thấy những sự vật mới lạ để người khác không bịa chuyện bưng bít hay lừa dối mình, cũng là một sự khôn lớn. Trước đây các nhà trí thức Việt Nam có dịp sang Pháp mới thấy được sự lạc hậu, cổ lỗ của kinh tế, quân sự nước nhà, nảy ra nhu cầu cải cách, đổi mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đã từng lôn ba năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước.

 

Những ví dụ đó đã chứng tỏ cho chân lí “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.Câu tục ngữ: Đi một ngày sàng học một sàng khôn nhằm khuyên chúng ta nên đi đây đi đó để thu thập vốn sống, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài việc học kiến thức trong sách vở, hoặc ở nhà trường, việc học ớ thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Mỗi lần trải nghiệm thực tế là một lần khôn lớn, học được nhiều kinh nghiệm để lớn lên và trưởng thành hơn.

 

Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới, mở cửa giao lưu quốc tế như lòm nay có rất nhiều thanh niên du học nước ngoài, có biết bao chuyến tập huấn cho các vận động viên thể dục thể thao đã bổ sung thêm nhiều tri thức và đem lại nhiều thành công cho đất nước trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, y tế, thể dục thể thao,... Ngay việc tăng cường buôn bán với các nước cũng làm ta khôn ngoan lơn, qua các vụ kiện bán phá giá tòm, cá ba sa... chúng ta cũng thu được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc buôn bán với nước ngoài.Tuy nhiên, không phải cách đi nào cũng mang lại tri thức, kinh nghiệm...

 

Ở đây, cẩn có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học hỏi thì mới có sàng khôn. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, thiếu sự say mê tìm tòi kiến thức, thì sự đi đó chẳng có ý nghĩa gì? Thực tế đã chứng minh điều này, có nhiều thanh niên đi du học, những kiến thức của họ cũng không mở mang được bao nhiêu hay việc học thêm tràn lan của học sinh nhiều khi chỉ tốn thời gian, vì nhiều bạn học sinh đến lớp học thêm chỉ ngủ, chỉ quậy phá... vậy thì chẳng có sàng khôn nào đưa lại cả.

 

Tóm lại câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là đúng, nhưng đòi hỏi người đi phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu, học hỏi để tích lũy thêm kiến thức mới. Nói một cách khác đi một ngày đàng chính là điều kiện tốt để người có ý thức học tập có được một sàng khôn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo