Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình hình kinh tế nước ta thế XVI-XVII

Tình hình kinh tế nước ta thế xvi-xvii
2 trả lời
Hỏi chi tiết
118
1
0
Mar
18/04/2022 19:07:26
+5đ tặng

**KINH TẾ:

*Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài:

+ Nền kinh tế bị tàn phá 1 cách nghiêm trọng

+ Chính quyền không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

+ Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập

+ Người dân phải đi phiêu tán ở khắp nơi

- Đàng Trong:

+ Các chúa Nguyễn khai thác, mở rộng diện tích đất canh tác

+ Tổ chúc khai hoang, lập nhiều làng ấp mới

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi

-> Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong rất phát triển, hình thành tầng lớp địa chủ lớn

=> Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài phát triển hơn nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài

*Thủ công nghiệp:

- Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), làng đường mía ở Quảng Nam....

*Thương nghiệp:

- Trao đổi buôn bán đc mở rộng ở trong và ngoài nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và các nước châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)

**VĂN HÓA:

1. Tôn giáo:

- Nho giáo được suy trì.

- Nho giáo vẫn được coi là nội dung học tập nhưng không giữ vị trí độc tôn.

- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi và phát triển.

- Sinh hoạt và văn hóa: được phục hồi, gồm nhiều hình thức: đua thuyền, đánh đu,... phổ biến trong các làng quê.

-> Nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết trong nhân dân.

- Cuối thế kỉ XVI: Thiên Chúa giáo xuất hiện.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

- Vào thế kỉ XVII: giáo sĩ phương Tây A-lêc-xăng-đơ Rôt dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt và trở thành chữ  Quốc ngữ.

- Là chữ viết khoa học, dễ viết, tiện lợi, dễ sử dụng, dễ phổ biến.

3. Văn học và nghệ thuật dân gian:

*Văn học:

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế.

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh.

-> Đề cao giá trị hạnh phúc của con người, tố cáo sự bất công trong xã hội phong kiến và bộ máy quan lại thối nát.

*Tác phẩm nổi tiếng:

- Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Khiêm.

*Văn học dân gian:

- Văn học dân gian phát triển mạnh như: tục ngữ, ca dao.

*Nghệ thuật dân gian:

- Chia làm 2:

+ Nghê thuật sân khấu: chèo, tuồng, hát ả đào,...

+ Nghệ thuật điêu khắc: độc đáo, đặc sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Mai
18/04/2022 19:09:59
+4đ tặng

Nội dung

Đặc điểm

Thế kỉ XVI - XVIII

Nửa đầu thế kỉ XIX

 

 

 

 

 

 

 

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

* Nông nghiệp:

- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

* Thủ công nghiệp:

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

* Thương nghiệp:

- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...     

* Văn học:

- Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

- Văn học chữ Nôm đạt đỉnh cao với: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo, hát quan họ,…

- Nghệ thuật tranh dân gian: nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

* Kiến trúc, điêu khắc:

+ Công trình kiến trúc: chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế,… Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao.

* Khoa học:

- Sử học: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

- Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu.

- Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…

- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) với bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

* Kĩ thuật:

- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư