+ Hidro:
* Tính chất vật lý của Hidro:– Ký hiệu hóa học: H
– Nguyên tử khối: 1
– Công thức phân tử: H2- phân tử khối 2
– Là chất khí, không màu không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí 14,5 lần
– Tan ít trong nước(rất ít)
– Nhiệt độ hóa lỏng: -183 độ C
– Là loại khí nhẹ nhất
* Tính chất hóa học của Hidro:
a. Tác dụng với oxi
Khi hidro cháy trong oxi sẽ có ngọn lửa xanh và tạo thành nước.
Phương trình phản ứng: 2H2 + O2 —> H2O
Lưu ý: Nếu như lấy tỷ lệ về thể tích thì hồn hợp H-O sẽ gây ra nổ mạnh( hồn hợp nổ)
Khi hidro cháy trong oxi tạo ra hơi nước và phản ứng tỏa nhiều nhiệt, chính vì vậy người ta dùng hidro làm nhiên liệu cho đèn xì oxi- hidro để hàn cắt kim loại.
b. Tác dụng với đồng (II) oxit
Hidro có thể kết hợp với Cu (II) oxit tạo thành H2O và giải phóng đồng tự so
Phương trình phản ứng: CuO + H2 —> Cu + H2O
* Ứng dụng của hidro:
Hidro là chất được ứng dụng nhiều trong cả đời sống và công nghiệp như: Bơm vào khinh khí cầu, nhiên liệu cho động cơ tên lửa, nguyên liệu sản xuất amoniac, khử một số oxit kim loại,…
* Điều chế khí hidro:
1. Trong PTN :
- Nguyên liệu:
+ Kim loại: Zn, Fe, Al, Pb..
+ Ddịch axit: HCl loãng, H2SO4 loãng.
PTHH: Zn + HCl ZnCl2 + H2
- Điều chế và thu khí hiđro:
Có 2 cách thu:
- Bằng cách đẩy nước.
- Bằng cách đẩy không khí.
2. Trong CN:
* Phương pháp điện phân nước.
2H2O 2H2+ O2
* Dùng than khử hơi nước.
* Điều chế từ khí tự nhiên, khí mỏ dầu
+ Oxi:
a. Tính chất vật lí
Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Ít tan trong nước.
b. Tính chất hóa học
Là một phi kim hoạt động (do có độ âm điện lớn 3,44 chỉ kém F).
* Tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Ag, Au và Pt) → oxit. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
2Mg + O2 → 2MgO
3Fe + 2O2 → Fe3O4 (thường tạo hỗn hợp 4 chất rắn)
* Tác dụng với phi kim
- Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim (trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc oxit không tạo muối.
- Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
S + O2 → SO2
C + O2 → CO2
2C + O2 → 2CO
N2 + O2 → 2NO (30000C, có tia lửa điện)
* Tác dụng với hợp chất có tính khử
2CO + O2 → 2CO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
c) Ứng dụng của oxi
- Có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật. Oxi không thể thiếu đối với quá trình hô hấp. - Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, y khoa, hàn cắt kim loại...
d) Phương pháp điều chế oxi :
* Trong phòng thí nghiệm.
2KClO3 t0⟶⟶t0 2KCl + 3O2
2KMnO4 t0⟶⟶t0 K2MnO2 + MnO2 + O2
*Trong công nghiệp.
- Từ không khí : Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Từ nước : Điện phân nước
2H2O (điện phân) --> 2H2 + O2