Sự kiện nào được coi là mốc lịch sử đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước
Câu 1: Sự kiện nào được coi là mốc lịch sử đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của
nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành?
A. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
B. Quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.
C. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
D. Quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
Câu 2: Năm 1773, Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn gắn liền với công lao của ai?
A. Nguyễn Lữ. B. Nguyễn Nhạc. C. Nguyễn Huệ. D. Nguyễn Hữu Chỉnh.
Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông
dân Tây Sơn?
A. Đời sống nhân dân khổ cực do bị áp bức, bóc lột nặng nề.
B. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.
C. Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp thống trị với các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc.
D. Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài và Nguyễn ở Đàng Trong.
Câu 4: Khẩu hiệu ban đầu của nghĩa quân Tây Sơn khi dựng cờ khởi nghĩa là
A. “Phù Lê diệt Trịnh”. B. “Lật đổ họ Nguyễn”.
C. “Lật đổ vua Lê chúa Trịnh”. D. “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
Câu 5: Viên tướng chỉ huy 29 vạn quân Thanh kéo sang xâm lươc nước ta năm 1788 là
A. Sầm Nghi Đống. B. Thoát Hoan. C. Tôn Sĩ Nghị. D. Liễu Thăng.
Câu 6: Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà
nước?
A.Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc.
B. Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đến giáo dục và thi cử.
C. Để bài trừ chữ Nho.
D. Thể hiện sự tự chủ của dân tộc.
Câu 7. Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu? A. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng
B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
C. Đánh vào Nam tiêu diệt quân Xiêm
D. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy.
Câu 9: Ai là người đã cầu cứu vua Thanh dẫn đến việc quân Thanh tràn vào xâm lược nước
ta năm 1788?
A. Nguyễn Ánh. B. Trịnh Tùng. C. Lê Chiêu Thống. D. Vũ Văn Nhậm.
Câu 10: Thắng lợi nào của nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại
Việt của quân Thanh?
A. Chiến thắng Bạch Đằng. B. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
C. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang. D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 11: Chữ Nôm là chữ viết được người Việt sáng tạo nên trên cơ sở
A. chữ Hán. B. chữ Quốc ngữ. C. chữ Phạn. D. chữ La tinh.
Câu 12: Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn?
A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Rạch Gầm-Xoài Mút.
C. Trận Chi Lăng-Xương Giang. D. Trận Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 13: Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược nào?
A. quân Xiêm. B. quân Thanh. C. quân Minh. D. quân Miến Điện.
Câu 14: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn? A. Tây Sơn thượng đạo B. Tây Sơn hạ đạo C. Truông Mây D. Phú Xuân
Câu 15: Năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh
thành Phú Xuân?
A. Ngô Văn Sở. B. Nguyễn Hữu Chỉnh. C. Vũ Văn Nhậm. D. Nguyễn Nhạc.
Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân
tộc?
A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh.
C. Lật đổ sự thống trị của nhà Mạc.
D. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung.
Câu 17: Tướng giặc nào khiếp sợ phải thắt cổ tự tử trong cuộc kháng chiến chống quân
Thanh của vua Quang Trung?
A. Sầm Nghi Đống. B. Hứa Thế Hanh. C. Tôn Sĩ Nghị. D. Thượng Duy Thăng.
Câu 18: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế vào năm nào? Niên hiệu là gì?
A. 1777 – Cảnh Thịnh. B. 1788 – Quang Trung. C. 1790 – Hồng Đức. D. 1789 – Gia Long.
Câu 19: Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?
A. An Khê – Gia Lai. B. Măng Giang–Gia Lai.
C. An Lão – Bình
Định.
D. Tây Sơn – Bình
Định.
Câu 20: “Nay hãy ăn Tết Nguyên đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ
mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không.” Là câu nói của ai?
A. Tôn Sĩ Nghị. B. Quang Trung. C. Ngô Thì Nhậm. D. Nguyễn Nhạc.
Câu 21: Ý nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định
và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Thanh?
A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để quản lý
đất nước.
B. Ban chiếu Khuyến nông, giảm nhẹ tô thuế, khôi phục sản xuất.
C. Ban bố chiếu lập học, mở mang các trường học, tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.
D. Cắt đứt quan hệ bang giao với nhà Thanh.
Câu 22: Vua Quang Trung ban hành chiếu Khuyến nông nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng đói khổ trên cả nước.
B. Giải quyết việc làm cho nông dân.
C. Giải quyết vấn nạn cướp ruộng của địa chủ đối với nông dân.
D. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu vong sau cuộc chiến.
Câu 23: Ai là người được vua Quang Trung lập viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang
chữ Nôm?
A.Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Nguyễn Thiếp.
C. Nguyễn Hữu Cầu. D. Ngô Thì Nhậm.
Câu 24: Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà Thanh là gì?
A.Thần phục hoàn toàn. B. Không chịu thần phục.
C. Khiêu khích gây chiến tranh. D. Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ.
Câu 25: Sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng suốt các
thế kỉ XVI-XVIII chủ yếu là do
A. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh.
B. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê.
C. Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến.
D. Chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.
Câu 26: Đâu không phải là đặc điểm của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài (thế
kỉ XVIII)?
A. Địa bàn hoạt động rộng. B. Diễn ra trong khoảng thời gian dài.
C. Diễn ra liên tiếp. D. Các cuộc khởi nghĩa kết hợp chặt chẽ với nhau.
Câu 27: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII?
A.Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc.
B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.
C. Nhà Lê Trung Hưng chính quyền kiểm soát mọi việc.
D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân.
Câu 28: Tình trạng công thương nghiệp ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII như thế nào?
A. Vô cùng phát triển, đối lập với sự sa sút của nông nghiệp.
B. Sa sút, điêu tàn.
C. Diễn ra bình thường như trước khi có chiến tranh.
D. Được nhà nước đầu tư và phát triển.
Câu 29: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự mục nát của chính quyền Lê- Trịnh ở
Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
A. Phủ chúa hội hè quanh năm. B. Đánh thuế đối với dân nặng nề.
C. Phát triển kinh tế để đối trọng với họ Nguyễn. D. Khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục.
Câu 30: Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị
Đàng Ngoài?
A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển.
B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc.
C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài.
1 trả lời
185