Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu gì về câu nói của Bác " Nước ta là nước dân chủ"

em hiểu gì về câu nói của Bác " Nước ta là nước dân chủ.Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.Bao nhiêu quyền hành đều là của dân"
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
296
1
1
Lê Vũ
22/04/2022 21:17:31
+5đ tặng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng”, “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”(1); “Dân là gốc của nước, của cách mạng”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”, “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”(2); “Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”(3). Người đã huy động sức mạnh của toàn dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình, góp phần to lớn đưa dân tộc Việt Nam tới độc lập, tự do, đưa nhân dân ta từ kiếp nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; vì vậy, “đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vai trò của dân chủ, coi dân chủ là nhân tố động lực của sự phát triển; thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, bản chất của dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người chỉ rõ, địa vị của nhân dân là người chủ đối với xã hội, đất nước và nhân dân là chủ thể của quyền lực. Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, phản ánh giá trị cao nhất, chung nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”(4), “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân làm chủ”(5). Điều này khẳng định giá trị xã hội đích thực của dân chủ là ở chỗ giành về cho đại đa số nhân dân lao động những quyền lực của chính họ thông qua đấu tranh cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới của chính bản thân quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một “ham muốn, ham muốn tột bậc là làm cho nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người đã phấn đấu không mệt mỏi, làm tất cả để thực hiện Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho Tổ quốc, cho dân tộc và nhân dân. Người đã rút ra một chân lý không chỉ cho dân tộc mà còn cho cả nhân loại “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. 

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(6). Nhà nước ta là nhà nước của dân; coi nhân dân là chủ thể quyền lực; nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ nhà nước không phải là nơi để “thăng quan, phát tài”, chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc.

Sau khi nước nhà giành độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người yêu cầu tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Nhà nước do dân tức là dân phải tham gia vào công việc của nhà nước. Quốc hội nước ta tuy ở vị trí cao nhất song không phải là cơ quan tập trung tất cả quyền lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận mệnh của quốc gia, thì sẽ được đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo việc, thông qua các mối quan hệ trong xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải nhà nước bao cấp, lo thay dân, làm cho dân thụ động, ỷ lại, chờ đợi. Nhà nước vì dân, tức nhà nước ta ngoài lợi ích phục vụ dân chúng không có lợi ích nào khác, đó là bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta. Người yêu cầu mọi việc làm của Nhà nước phải thể hiện rõ bản chất đó: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”(7). Người nhắc nhở chính quyền các cấp phải tránh cho được các lầm lỗi, khuyết điểm, những thói hư tật xấu, những chứng bệnh vốn dễ tập nhiễm trong các cơ quan quyền lực nhà nước như: cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo...

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định của nhà nước từ trung ương đến địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích của dân. Mọi cán bộ nhà nước đều vì dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Một nhà nước vì dân phải đảm bảo cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người đã chỉ ra một cách rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Nhà nước vì dân không chỉ biết làm lợi cho dân mà còn phải kính dân. Người nhắc nhở, chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta; đồng thời phải làm cho nhân dân hiểu rõ: “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”(8).

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân, do dân, vì dân phải là một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh, được quản lý bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong một nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Không thể có dân chủ ngoài pháp luật, pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế. Xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa chuyên chính với dân chủ: “chế độ nào cũng có chuyên chính, vấn đề là ai chuyên chính với ai?... Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa… Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại… Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”(9).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư