Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết bài văn thuyết minh lễ hội lành Gióng

Hãy viết bài văn thuyết minh lễ hội lành Gióng 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
99
0
0
Boy lạnk lùnk
23/04/2022 05:22:32
+5đ tặng

Làng Gióng, vốn là tên gọi nguyên sơ để chỉ một làng Việt cổ nay là khu vực các Đổng Viên, Đổng Xuyên, Phù Đổng và cả Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, làng mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến 12 tháng Tư âm lịch, chính hội là mùng 9. Hội Gióng là lễ hội lớn nhất và phong phú, nghiêm trang nhất của đất Kinh Bắc xưa.

Hội Gióng dường như bao quát không gian phân bố của quần thể các di tích về người anh hùng làng Gióng, như nơi sinh thành, không gian sõng thuở nhỏ, nơi thờ tự sau khi thăng hoa... Hội Gióng còn trình diễn lại các chứng tích bất diệt của người anh hùng, trong cuộc đọ sức với kẻ thù một cách ngoan cường và toàn thắng.

 

Theo tục truyền thì hội lễ Gióng hàng năm được tổ chức với quy mô như chúng ta thấy, bắt đầu từ vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) (chính vị vua đầu triều đại Lý này đã tạo dựng ngôi đền Gióng và tổ chức hội lễ, cùng lúc dựng lại chùa Kiến Sơ, nằm kế đền Gióng, nơi mà thuở hàn vi ông đã nương nhờ cửa Phật).

Hội Gióng bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Tư âm lịch, bằng một lễ rước nước, khoảng 15 giờ chiều hôm đó. Theo truyền thống thì tất cả những người tham dự hội đều có mặt. Đoàn người rước hai chum "thiêng" từ đền Thượng đến đền Mẫu và đặt lên bệ bên bờ giếng, có 80 quân phù giá xếp thành hai hàng bôn bậc xuông giếng. Người đứng gần mép nước kính cẩn múc từng gáo nước chuyền lèn đò vào chum qua một lớp vải lọc.

Sáng mùng 7, rước cỗ chay (cơm với cà) từ đền Mầu về đền Thượng,

Có múa Ái Lao. Buổi trưa có múa rối nước ở ao trước đền Thượng. Chiều là rước khám đường, với ý nghĩa thăm dò đường đến trận địa.

Ngày mùng 8, duyệt lại 28 nữ tướng, chọn tướng nhất, tướng nhì của mỗi giáp.

 

Ngày mùng 9, chính hội Gióng, tương truyền là ngày Gióng đánh thắng giặc Ân và về vườn nhà cũ hái cà, theo kinh nghiệm thì hôm đó buổi sáng trời mưa, buổi trưa trời nắng. Mở đầu hội là cuộc rước cờ từ đền Mẫu đến đền Thượng. Khi đám rước về đến đền Thượng, đốt pháo hoa, đội quân của Gióng biểu diễn hàng ngũ và các động tác quân sự theo nhịp trống "tùng, teng".

Tiếp đó phường múa Ai Lao diễn trò săn hổ, theo điệu múa hổ, không khí hội náo nức nhưng trang nghiêm. Tiếp theo, khi có trinh sát về báo giặc Ân vây đóng ở Đông Đàm, thế là chiêng, trông lại nổi lên, đoàn người tiến về Đống Đàm dưới hình thức một đám rước lớn, đoàn quân theo thứ tự: hai tướng tiên phong, áo đỏ quần vàng; 12 em bé cầm roi song (tượng trưng "làng áo đen áo đỏ" ); ông hổ; phường Ái Lao; các tướng của Gióng; sau cùng đoàn quân xếp thành hai hàng dài khi qua đền Mẫu, mọi người dừng chân cúi đầu chào mẹ Gióng. Đến chiến trường, hiệu trống nổi ba hồi to, mọi người im lặng tưởng nhớ Gióng; hiệu trung quân đốt tràng pháo ra lệnh tiến công, tướng tiên phong đáp lại bằng ba hồi trông con; cờ lệnh bắt đầu mở, tung bay trước gió, trong tiếng chiêng trông và hò reo vang dậy một vùng trời.

Trận chiến đấu chống giặc Ân bắt đầu bàng điệu múa cờ lệnh là lúc tướng giặc Ân tan tác bỏ chạy.

Sau chiến thắng, đám rước lại trở về đền Thượng, hàng tổng mở tiệc khao quân, nhưng vào giữa bữa tiệc, trinh sát cap báo quân giặc đang vây ở Sòi Bia nên đoàn quân Gióng tiến về Sòi Bia. Cuộc chiến đấu dũng cảm diễn ra được tượng trưng bằng điệu múa cờ lệnh, theo thế thức lần múa trước ở Đông Đàm. Khi điệu múa chấm dứt, quân giặc đại bại, tướng giặc bị bắt giải về đền Thượng cùng với trông chiêng rền vang báo tiệp. Tại đây hiệu cờ múa chém tướng giặc. Tiếp đó, làm lễ dâng thủ cấp giặc cho Gióng. Lễ xong, tiệc khao lại thịnh soạn trong không khí chiến thắng bao trùm lề hội.

Ngày mùng 10 tháng Tư là lễ rước văn, để duyệt quân và kiểm tra vũ khí, đồng thời cử hành lễ tạ ơn Gióng và hội mừng thắng lợi khao quân, lễ thả 26 tướng giặc (vì có 2 vị bị chém), tướng giặc dâng lễ vật lên bàn thờ Gióng và cùng dự tiệc với quân của Gióng.

 

Ngày 11 tháng Tư, lễ rửa hội, một hình thức rước nước về đền rửa tự khí và vũ khí, lại múa hát nhộn nhịp.

Ngày 12 tháng Tư, rước cắm cờ, là cuộc xem lại hai chiến trường, phòng có tên giặc nào sống xót, rồi cắm cờ an toàn. Buổi chiều làm lễ báo tiệp với đất trời và làm lễ hạ hồi; bốn nghệ nhân xuất sắc của phường Ai Lao múa hát vang bài Lạc Thành ca ngợi chiến công to lớn của quân dân đời Hùng Vương.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nguyễn khánh an
23/04/2022 08:13:53
+4đ tặng

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).

Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

b. Thuyết minh chi tiết về lễ hội

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×