Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. Bài 15: Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa.
1. Kiến thức
- Nắm được thế nào là di sản văn hóa?
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Nắm được các loại di sản văn hóa.
Di sản văn hóa gồm : di sản văn hóa phi vật thể
di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể gồm : Di tích lịch sử - văn hóa
Danh lam thắng cảnh
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
Những di sản văn hóa đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
II. Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Nắm được thế nào là tín ngưỡng? Thế nào là tôn giáo?
Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời.
Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
- Hiểu được ý nghĩa của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi
không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
- Trách nhiệm của công dân với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo:
Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ,…
Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
III. Bài 17: Nước CHXHCN Việt Nam
- Nắm được một số sự kiện lịch sử thành lập của nhà nước ta?
Năm 1930, Cách mạng tháng Tám thành công.
2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ.
1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
2/7/1976, đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam.
- Nắm được sơ lược về bộ máy nhà nước.
ảnhTham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |