Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giới thiệu về 1 số làng nghề mà em thích

hãy giới thiệu về 1 số làng nghề mà em thích
2 trả lời
Hỏi chi tiết
105
1
0
Quỳnh Mai
27/04/2022 20:20:59
+5đ tặng

Đồng bào dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Người Chăm ở tỉnh Bình Thuận có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Họ cũng rất giỏi trong việc dệt thủ công và buôn bán nhỏ. Làng nghề làm gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận là một trong những làng nghề cổ xưa, còn lưu giữ cho đến ngày nay.

Quá trình phát triển nghề gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận đến nay chưa có một tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. Ngay cả các nghệ nhân làm gốm cao tuổi, chức sắc người Chăm cũng không ai biết rõ nguồn gốc nghề gốm của tộc người mình. Các tài liệu bằng chữ Chăm cổ cũng không thấy đề cập vấn đề này. Cũng không có bia ký hay truyền thuyết dân gian nào liên quan đến nghề gốm được lưu truyền lại trong cộng đồng người Chăm.

Hiện nay, tại tỉnh Bình Thuận có 26 thôn của người Chăm, nhưng chỉ có người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình còn làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống của cha ông họ. Theo các nghệ nhân cho biết, nghề gốm ở thôn Bình Đức có từ rất lâu, được các gia đình người Chăm nơi đây duy trì qua nhiều đời.

Quy trình làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình bao gồm nhiều khâu công việc, nhiều công đoạn kết nối với nhau.

Đầu tiên là việc chọn đất và lấy đất. Theo kinh nghiệm dân gian của các nghệ nhân cao tuổi, loại đất sét được sử dụng làm gốm phải có màu vàng nhạt, có độ dẻo và độ mịn vừa phải, không bị lẫn nhiều hạt sạn, sỏi nhỏ. Thời điểm lấy đất thường diễn ra vào mùa nông nhàn, trong mùa khô, khoảng tháng Một đến tháng Hai Âm lịch hàng năm. Công cụ dùng để đào bới và lấy đất gồm có: cuốc, xẻng, cúp (cuốc chim), xà beng và thúng. Trước đây, phương tiện chở đất bằng xe trâu (thă’ kupaw), ngày nay bằng xe cơ giới.

Có đất, người làm gốm phải đập, ủ, pha trộn và nhồi bóp đất. Việc xử lý đất trước khi làm gốm quyết định đến chất lượng và hiệu suất sản phẩm sau khi nung. Để có đất thành phẩm nhào nặn các sản phẩm gốm vào sáng ngày hôm sau, ngày hôm trước đất được đập và pha trộn, tùy theo nhu cầu sử dụng nhiều hay ít mà người thợ lấy một lượng đất vừa đủ, ít khi để dư lại qua ngày hôm sau.

Thợ làm gốm là những phụ nữ Chăm, họ tạo hình sản phẩm gốm không dùng bàn xoay, chỉ sử dụng những công cụ giản đơn theo phương pháp thủ công truyền thống. Dụng cụ tạo hình sản phẩm gốm khá đơn giản: một chiếc bàn kê (kathun hay lithung giơ yơng) và một miếng vải thô nhỏ. Đối với sản phẩm gốm có kích thước lớn và cồng kềnh, phải thao tác trên mặt sân bằng phẳng và phải do những nghệ nhân lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được. Người thợ lấy một ít cát trắng rải đều lên mặt bàn kê rồi đặt đất sét lên để chống dính. Bằng thao tác hơi khum người xuống, hai chân dịch chuyển quanh bàn kê, người thợ dùng đôi bàn tay tạo dáng và thân sản phẩm.

Tùy từng loại hình và kích cỡ sản phẩm mà người thợ lấy thêm những lọn đất để nối vuốt cho phần thân sản phẩm cao dần lên, tay trái áp bên trong, tay phải vuốt mặt bên ngoài sản phẩm, người thợ dịch chuyển quanh bàn kê ngược chiều kim đồng hồ khoảng 5 vòng, sau đó dịch chuyển theo chiều ngược lại, là có thể tạo ra một dáng gốm cơ bản. Số vòng dịch chuyển tùy thuộc vào loại hình sản phẩm.

Tiếp theo, người thợ dùng một chiếc vòng tre vót mỏng vuốt lên mặt ngoài sản phẩm ướt để tạo độ đều và láng mịn, rồi dùng một miếng vải thô nhúng nước và dịch chuyển một vòng làm thao tác bẻ, vuốt miệng gốm cho đều, mịn. Mặt trong và ngoài miệng sản phẩm được vuốt nước thổ hoàng bằng miếng vải. Khi xương gốm ráo, người thợ tiếp tục nông thân và đáy (sửa cho đáy sản phẩm tròn, có độ dày đều), chà, nạo và làm bóng mặt trong và ngoài sản phẩm.

Sản phẩm gốm ướt được để khô tự nhiên ở nơi có bóng mát, ngoại trừ sản phẩm là các loại hỏa lò có thể phơi hoặc để ở nơi có nắng và gió to. Độ ráo của sản phẩm có ảnh hưởng quan trọng đến khâu chỉnh hình sau. Với các công cụ đặc thù, người thợ sẽ tiến hành nạo mặt trong thân và đáy sản phẩm, đồng thời nông sản phẩm từ đáy bằng thành đáy tròn; hoặc nông đáy và nạo bớt những chỗ dày mặt trong thân và đáy sản phẩm có kích cỡ nhỏ. Tiếp đó, người thợ dùng chiếc vòng (khoh) làm bằng cây duối để chà láng mặt trong thân và đáy, đồng thời, dùng bàn vỗ (khai poh) vỗ đều tay vào mặt trong thân và đáy để tạo sự tròn đều, cân đối. Sau đó, người thợ chà bóng và làm mịn mặt ngoài của sản phẩm bằng chiếc vòng sắt (nuh pathei pan).

Để kiểm tra độ đều và cân đối của sản phẩm, người thợ dùng vỏ nghêu để nạo mặt trong thân và đáy một lần nữa và xoa nước thổ hoàng lên toàn bộ mặt ngoài và mặt trong thân gốm tạo màu đỏ hồng và tươi tắn sau khi nung. Sản phẩm để trong bóng mát, dùng tấm nilon phủ kín để sản phẩm không bị khô. Trước khi nung, người thợ dùng viên đá mài chà lên thân sản phẩm để làm nhẵn lớp nước thổ hoàng bên trên thân gốm.

Chính bởi được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công như vậy nên những sản phẩm gốm Chăm không chiếc nào giống chiếc nào. Mỗi sản phẩm đều thể hiện phong cách, tay nghề, sự khéo léo và cả tình cảm, tâm trạng của người thợ trong quá trình chế tác sản phẩm.”

Gốm của người Chăm được nung lộ thiên. Thông thường, một lần nung tối thiểu phải có từ vài trăm sản phẩm trở lên và tối đa là từ 1500 đến 2000 sản phẩm. Việc nung gốm diễn ra quanh năm và nhiều nhà cùng nung chung một lần. Thời gian để nung chín toàn bộ sản phẩm gốm nhanh hay chậm tùy thuộc vào số lượng gốm nhiều hay ít.

Gốm được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ dày đến mỏng. Nhiên liệu chính sử dụng để nung gốm từ trước tới nay là củi và rơm, củi làm chất đốt chính, rơm thấm nước để phủ kín lớp gốm trên cùng nhằm giữ nhiệt không cho hơi nóng thoát ra ngoài để gốm chín đều và nhanh hơn.

Sản phẩm gốm của người Chăm Bình Thuận khá đa dạng và phong phú, có thể chia làm hai nhóm: đồ đun nấu: trã (glah), nồi (gok glah), ấm (gok om), khương (glah đôi), dụ (buk), gàn (gin nhjih), hỏa lò (hawalo), khuôn lò bánh xèo (khung pey xèo), khuôn lò bánh căn (khung pey kăn)…; đồ đựng: lu đựng gạo (khơng brah), chum lớn (buk praung), chum nhỏ (buk ssit), chậu (khan), ống nhổ của các chức sắc (ta chôrh lănk)…

Sản phẩm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận giá thành rẻ, gồm nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau, tiện lợi trong sử dụng, được cộng đồng người Chăm, người Việt, người Hoa, người Raglai, người Cờ ho… trên địa bàn ưa chuộng. Sản phẩm còn được tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh…

Người Chăm tạo ra các sản phẩm gốm trước hết để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bởi thế, các sản phẩm của làng nghề nhiều nhất vẫn là các vật dụng thường sử dụng nhất. Tiếp đến, họ tạo ra các sản phẩm mang tính mỹ thuật và tôn giáo để trang trí các không gian, làm đẹp cuộc sống của mình. Những phẩm vật ấy từng bước trở thành hàng hóa, được mua bán khắp mọi nơi.

Trải qua thời gian, nhiều làng gốm cổ trên thế giới đã mất thế nhưng gốm Chăm Việt Nam vẫn còn tồn tại, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm, xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hy vọng một lần nữa gốm Chăm lại hồi sinh và tiếp tục lan tỏa.”

Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.

Làng nghề làm gốm của người Chăm ở Bình Đức còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống, được thể hiện qua kỹ thuật chế tác gốm, không dùng bàn xoay, nung lộ thiên, sản phẩm độc đáo mang nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa tộc người. Đây là nghề thủ công truyền thống độc đáo, riêng biệt, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo mang tính đại diện, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm. Vì vậy, năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghề thủ công truyền thống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngoc Bich
27/04/2022 20:25:47
+4đ tặng
Hà Nội - mảnh đất thủ đô ngàn năm của đất nước Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Nhắc tới Hà Nội, người ta không chỉ nhớ tới những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà ở nơi đó còn có những làng nghề truyền thống lưu giữ những nét đẹp văn hóa từ ngàn đời. Và làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề như thế. Về thăm, tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị và bổ ích.
Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam và có lẽ bởi vậy nên việc đến với làng gốm Bát Tràng đó là một chặng đường với nhiều điều thú vị. Tên gọi của làng gốm Bát Tràng có từ lâu đời, theo từ ngữ Hán Việt, "Bát" là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn "Tràng" chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề có lịch sử lâu đời bậc nhất ở Hà Nội nói riêng và trên đất nước ta nói chung song không ai biết chính xác thời điểm mà nó được hình thành. Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư", làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khoảng từ những năm 1010 đến 1225. Trong khoảng thời gian này, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều, sau khi được cử đi sứ, vì ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có thể có nhiều giai thoại, nhiều tài liệu khác nhau bàn về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng song dù thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là một làng nghề đã ra đời ở nước ta từ rất sớm.
Là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lí, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lí sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm. Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề lâu đời và nổi tiếng bậc nhất nước ta bởi nó không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn mang trong mình những giá trị tinh thần to lớn. Trải qua thời gian, với những bộn bề lo toan và tấp nập của cuộc sống, làng gốm Bát Tràng luôn là điểm đến bình yêu và tuyệt diệu đối với mỗi người

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo