Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
535
2
0
_ღĐức Phátღ_
28/04/2022 10:47:45
+5đ tặng

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Bên cạnh việc phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội còn xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp mới.

* Giai cấp cũ:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hóa.

+ Một bộ phận nhỏ trở nên rất giàu có, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân.

+ Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

- Giai cấp nông dân:

+ Chiếm đa số trong xã hội, bị chèn ép, áp bức nặng nề.

+ Một số nông dân bị mất đất, phải ra các thành phố, các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm.

* Tầng lớp, giai cấp mới:

- Giai cấp công nhân:

+ Xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông,…

+ Lực lượng công nhân thời kì này còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống,…)

- Tầng lớp tư sản: xuất thân từ những sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản.

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tạ Thị Thu Thủy
28/04/2022 10:48:23
+4đ tặng

Những chuyển biến xã hội:

- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư